Xã hội
21/04/2025 19:29Nghìn hộp thực phẩm chức năng vứt bỏ như rác, nữ lao công ngơ ngác không rõ của ai
Trước hàng loạt thông tin về sữa giả, thuốc giả, hiện tượng cả nghìn hộp thực phẩm chức năng cùng các sản phẩm y tế như kit test Covid-19 bị vứt bỏ chất đống la liệt trên vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến nhiều người dân quan tâm.
Những nữ công nhân môi trường tại khu vực kể trên cho biết, vụ việc trên được phát hiện vào sáng 21/4, tại khu vực vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân).
Tại hiện trường, một lượng lớn hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng, kit test Covid-19, khẩu trang đã bị ai đó mang đến đổ như rác, chất đống la liệt ngay trên vỉa hè. Một số người dân khu vực liền kề cho rằng, có thể số thực phẩm chức năng này không tiêu thụ được, hoặc kém chất lượng, đổ bỏ để "phi tang".
Bà Nguyễn Thị Loan, công nhân môi trường tại đây cho biết, khi thấy hiện tượng trên, bà cũng không biết số "thuốc" này của ai, vì sao mang đến đây đổ. Vì vậy, bà đã báo lên tổ trưởng. Sơ bộ bằng mắt thường, có khá nhiều thực phẩm chức năng cùng một loại, trong đó có loại hết hạn sử dụng. Còn với khẩu trang y tế, có người thấy bỏ đi nên đã lấy mang về.
Bà Loan cho biết, toàn bộ số sản phẩm trên đã được báo cho cơ quan chức năng xử lý.

Theo Thạc sĩ Phan Thị Lý, Trưởng phòng Y tế trường học và Môi trường y tế, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), các sản phẩm thải ra môi trường tại khu vực này khả năng cao từ một kho hàng của công ty gần đó, không phải từ cơ sở y tế.
Quy định xử lý rác thải của cơ sở y tế với các sản phẩm hết hạn rất chặt chẽ, xử lý theo đúng quy định với rác thải thông thường trong cơ sở y tế, không được xả thải ra môi trường.
“Các sản phẩm như thực phẩm chức năng, khẩu trang y tế, kit test Covid-19 hết hạn dùng đều không có mầm bệnh, hóa chất nguy hiểm, máu nên sẽ xử lý như rác thải thông thường, không phải là rác thải y tế”, bà Lý nói.
Kit test có máu, mầm virus, khẩu trang ở khu vực bệnh truyền nhiễm như bệnh lao và các bệnh hô hấp được xác định là rác thải nguy hiểm với môi trường.
Do đó, hành vi trên được xác định là vi phạm về việc vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định.
Chất thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe như lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn, các dạng chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc thông thường, ảnh hưởng của hóa chất độc hại, chất phóng xạ,…
Không chỉ vậy, chất thải y tế còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, từ đó gián tiếp gây hại đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc quản lý chất thải y tế bệnh viện luôn được Cục Phòng bệnh giám sát chặt chẽ, sát sao với các cơ sở y tế.
Theo Phương Thúy (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuổi 60, tôi nhận ra: Đừng bao giờ "bon miệng" nói 3 câu này trước mặt các cháu, hậu quả không tưởng tượng được! (18/07)
-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Vụ cháy trung tâm thương mại khiến 61 người tử vong: Nhiều thi thể cháy đen chưa thể nhận dạng, có gia đình cùng lúc mất 5 người thân (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
Bài đọc nhiều




