Xã hội
09/08/2018 13:59Ông Mai Văn Trinh: Nếu trường an ninh, quân đội đề xuất rà soát thí sinh, Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ

Sẽ hỗ trợ nếu các trường ĐH đề xuất
Thưa ông, những ngày gần đây, thông tin các trường An ninh, quân đội có số thí sinh thi đỗ vào trường với số điểm rất cao tập trung ở Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn- những tỉnh đang dính bê bối gian lận thi cử, quan điểm của Bộ GD&ĐT như thế nào?
Đấy là thực tế và báo chí cũng đã đưa ra những con số tôi cho là rất xác đáng. Như tôi nói ban đầu khi còn ở Sơn La, chúng ta đừng đặt vấn đề tất cả các em đó đều là những thí sinh có gian lận thi cử. Bởi nói như vậy rất tổn thương các em. Hiện tại, sự việc ở các địa phương chúng ta đang trong quá trình xử lý.
Do đó, trước mắt chúng ta tạm thời chấp nhận kết quả ấy để tuyển sinh và thực tế các em đã tuyển sinh. Tuy nhiên khi có kết quả điều tra ra, như tôi nói ban đầu, sẽ soi chiếu vào quy chế để xử lý. Và lúc đó sẽ trả về thực tế của các em, thậm chí sẽ xử lý ở mức độ cao nhất và cần có thời gian chờ đợi.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu một số địa phương khác, điểm thi hiện rất cao có “dính” gian lận hay không, thưa ông?
Những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chắc chắn là cá biệt, không thể nói cả 63 tỉnh thành đều như vậy. Các sở GD&ĐT, những người trong cuộc cũng rất bất bình, phản đối, không thể tin có sai phạm như thế và quan điểm nếu có sai phạm thì phải xử lý.
Hiện tại có trường ĐH, CĐ nào đề xuất Bộ GD&ĐT rà soát lại kết quả thi chưa, thưa ông?
Hiện tại, Bộ GD&ĐT chưa nhận được thông tin trường nào có đề xuất rà soát lại kết quả thi THPT quốc gia. Chúng ta phải hiểu, việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ hiện nay trên tinh thần tự chủ. Chẳng hạn như phương thức thế nào, sử dụng những hình thức tuyển sinh nào, sử dụng kết quả của kì thi THPT quốc gia ở mức độ nào… đó là quyền của các trường. Đương nhiên, chăm lo cho chất lượng, các trường có giải pháp riêng như: Sơ tuyển, đánh giá năng lực hoặc có hệ số điểm cho các môn chính… nói chung hình thức rất đa dạng. Nếu các trường đề xuất nhưng không bị cấm, thì tùy các trường và nếu cần yêu cầu Bộ GD&ĐT hỗ trợ, Bộ sẽ hỗ trợ, tùy vào yêu cầu của từng trường.
Các trường ĐH, CĐ phải sàng lọc, siết chặt đào tạo
Như vậy có thể khẳng định lại lần nữa, nếu các trường yêu cầu rà soát lại kết quả thi, Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ, tùy từng yêu cầu, thưa ông?
Khi có kết quả cụ thể của các trường, chúng tôi sẽ xem xét. Tất nhiên, tôi vẫn khẳng định nếu nhà trường cần sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT thì chúng tôi sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu nói rộng ra, một giải pháp căn cơ và rất bài bản mà chúng tôi rất muốn làm đó là, các trường phải siết chặt đào tạo, sàng lọc chuẩn xác, để đến một lúc nào đó, việc tuyển sinh trở nên nhẹ nhàng nên các con cũng không cần phải gian lận làm gì nữa.
Trong kỳ thi THPT 2019, Bộ GD&ĐT có kế hoạch như thế nào để kỳ thi trong sạch?
Kỳ thi THPT quốc gia chúng ta đang trong lộ trình hoàn thiện hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo tinh thần của Nghị quyết 29. Hiện nay chúng ta đang trong bước chuẩn bị để thực hiện chương trình SGK mới với mục tiêu rõ ràng. Đó là hình thành phân cấp và năng lực. Kéo theo đó là hoạt động kiểm tra đánh giá cũng phải thực hiện theo.
Chúng ta có bước chuyển và kỳ thi THPT quốc gia là trong bước chuyển đó.
Thứ hai chúng ta khẳng định nếu so sánh với kỳ thi trước đây thì kỳ thi hiện nay phù hợp. Sẽ không có một phương án thi nào hoàn hảo 100% mà sẽ có các phương án hoàn hảo, phù hợp nhất trong điều kiện cụ thể. Kỳ thi THPT quốc ga sẽ tiếp tục được tổ chức trong những năm tới.
Thứ ba, những gì chúng ta còn hạn chế đã nhìn thấy phải nghiêm túc, quyết tâm, hoàn thiện nó. Cụ thể là các vấn đề về đề thi, giải pháp kỹ thuật.
Về đề thi, những nước có nền giáo dục, thi cử phát triển cũng mất 70-80 năm để hoàn thiện hình thức thi. Chúng ta phải tiếp tục làm giàu thêm ngân hàng câu hỏi, số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi phù hợp với tính chất kỳ thi.
Về giải pháp kỹ thuật, sắp tới chúng tôi phải tiếp tục hoàn thiện, tăng cường bảo mật, làm sao hạn chế tối thiểu nguy cơ, lợi dụng sai phạm.
Về công tác phân cấp kiểm tra, giám sát, thanh tra: các khâu quan trọng như đề thi, coi thi, lưu trữ bài thi, chấm thi, chúng tôi sẽ đẩy lên một bước.
Tổng thể nữa đây cũng là dịp chúng ta rà soát lại toàn bộ quy trình, quy chế, kỹ thuật để hoàn thiện với tinh thần, quy chế nghiêm túc.
Theo Nguyễn Hà (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
Bài đọc nhiều



