Xã hội
08/05/2021 17:15Vì sao ổ dịch Bệnh viện K 'nguy hiểm hơn rất nhiều' ổ dịch BV Bệnh Nhiệt đới: Chuyên gia chỉ ra 2 lý do
Sáng ngày 7/5, Bệnh viện K thông báo tạm thời dừng tiếp đón bệnh nhân tại cả 3 cơ sở sau khi phát hiện có trường hợp người nhà và bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Vào trưa cùng ngày, bệnh viện đã có thông cáo chính thức phong toả Bệnh viện K sau khi có 10 trường hợp dương tính trong bệnh viện.
Cũng theo phía Bệnh viện K, nguồn lây Covid-19 được xác định từ một trường hợp bệnh nhân tại khoa Gan – Mật đã từng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ. Nhiều chuyên gia nhận định nếu dịch Covid-19 bùng phát ở Bệnh viện K, mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn so với BV Bệnh Nhiệt đới TƯ.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện K (Hà Nội) sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương. Nếu bệnh lan rộng trong bệnh viện, có thể xảy ra trường hợp tử vong.
Lý do thứ nhất: Bác sĩ Khanh lý giải, bệnh nhân mắc ung thư được xếp vào nhóm nguy cơ cao hơn khi mắc Covid-19. Do bệnh nhân ung thư miễn dịch thường bị suy yếu, khi virus tấn công sẽ dễ gặp biến chứng nhanh hơn. Đa phần các trường hợp nằm nội trú tại Bệnh viện K là những người đang hoá trị, miễn dịch càng suy yếu thì khi mắc Covid-19, càng bị nặng hơn.
Lý do thứ hai: Các trường hợp mắc ung thư thường là ở giai đoạn cuối, khi mắc thêm Covid-19 sẽ không khác gì bệnh chồng bệnh, nguy cơ tử vong sẽ cao.
"Từ khi chúng ta biết về Covid-19 cho đến nay, chúng ta biết rằng virus thường ảnh hưởng tới nhóm bệnh có suy giảm miễn dịch. Do vậy, bệnh Covid-19 bùng phát ở bệnh viện K sẽ nặng nề hơn so với BV Bệnh Nhiệt đới TƯ".
Bác sĩ Khanh cho hay bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, trong đó đã phân chia cụ thể về các trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhẹ, nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Các bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân mắc Covid-19 được nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).
Ngoài ra, bệnh nhân được khuyến cáo vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường; giữ ấm cơ thể; uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
Bệnh nhân cũng cần đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ xung vitamin nếu cần thiết. Với các người bệnh nặng - nguy kịch, cần áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc.
Theo Ngọc Minh (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)
Tin cùng chuyên mục








-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
Bài đọc nhiều



