Công nghệ
17/06/2024 08:43Ô tô bay xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc

Chiếc ô tô bay do AeroHT, công ty con của Xpeng, sản xuất đã cất cánh tại sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh ngày 16/6, tiến gần đến việc thương mại hóa. Ô tô bay X2 được trình diễn tại Hội chợ Kinh tế và Thương mại Quốc tế Langfang Trung Quốc, khai mạc cùng ngày và kéo dài đến 20/6.
Hồi tháng 4, AeroHT cho biết đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thương mại hóa ô tô bay của mình và dự định nhận đơn đặt hàng bắt đầu từ quý IV năm nay nhưng chưa rõ giá bán.
Nền “kinh tế tầm thấp” của Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp vận hành máy bay không người lái và máy bay có người lái ở độ cao dưới 3.000 mét, gia tăng lên kể từ năm 2021, sau khi chính quyền trung ương đưa ra các chính sách và quy định để thúc đẩy lĩnh vực non trẻ. 26 chính quyền tỉnh đã công bố kế hoạch cho nền kinh tế tầm thấp trong năm nay, theo dữ liệu chính thức được công bố vào tháng 4.
Vào tháng 3, thành phố Bắc Kinh ban hành một kế hoạch chi tiết cho khu vực kinh tế tầm thấp, dự kiến thiết lập ba tuyến hàng không chính kết nối các khu vực lân cận vào năm 2027, bao gồm các kịch bản như cứu hộ khẩn cấp, hậu cần và phân phối, du lịch văn hóa, đi lại và hơn thế nữa.
Thị trường tầm thấp của Trung Quốc được dự báo sẽ vượt 1 nghìn tỷ NDT (138 tỷ USD) vào năm 2026, tăng từ 506 tỷ NDT vào năm 2023, theo báo cáo của Trung tâm Phát triển công nghiệp thông tin Trung Quốc thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin.
AeroHT bắt đầu phát triển ô tô bay vào năm 2013, thành lập các trung tâm nghiên cứu và cơ sở thử nghiệm tại Quảng Châu cũng như các phòng thí nghiệm ở Thâm Quyến và Thượng Hải.
X2 đã hoàn thành chuyến bay công cộng đầu tiên vào tháng 10/2022 tại Dubai. Ở quê nhà, AeroHT cạnh tranh với các đối thủ như Aerofugia, công ty con của Zhejiang Geely và Ehang - hãng vừa hoàn thành chuyến bay chở hành khách tự hành đầu tiên của Trung Đông vào tháng trước.
Theo Wu Ximing, Phó Giám đốc Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, dù nền kinh tế tầm thấp đang bắt đầu hình thành, cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu các tiêu chuẩn toàn ngành đang cản trở việc triển khai thương mại quy mô lớn của Trung Quốc.
Theo Du Lam (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Cái kết bẽ bàng dành cho CEO bị bắt quả tang ngoại tình với cấp dưới giữa concert (20/07)
-
Jack thân thiết thế nào mà "quẩy" tưng bừng ở đám cưới Quang Hải, đi chơi riêng với Duy Mạnh, Hoàng Đức? (20/07)
-
Nuôi con trai 15 năm, chồng "chết lặng" khi biết bố đứa trẻ lại là đồng nghiệp của vợ (20/07)
-
Giám đốc công an Quảng Ninh thông tin về vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Luka Modric và khát vọng tuổi 40 (20/07)
-
Thị trường chứng khoán liệu có tái lập đỉnh lịch sử? (20/07)
-
Top xe bán tải bán chạy nhất thị trường Việt Nam tháng 6/2025: Nhiều mẫu tăng doanh số (20/07)
-
Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học (20/07)
-
Chùm ảnh: Lực lượng chức năng xuyên đêm tiến hành lật tàu, nỗ lực tìm kiếm người gặp nạn còn mắc kẹt (20/07)
-
Messi thăng hoa rực rỡ, Inter Miami thắng trận "rửa mặt" (20/07)
Bài đọc nhiều




