Công nghệ
03/06/2017 09:01Tại sao điều hòa "ngốn" điện khi đặt nhiệt độ dưới 26 độ C
Dưới mốc nhiệt độ này, máy nén của điều hòa phải hoạt động hết công suất để bù đắp lượng nhiệt chênh lệch giữa trong phòng và ngoài trời.
Với máy lạnh thường, thiết bị sẽ hoạt động hết công suất để đạt được nhiệt độ mà người dùng cài đặt. Rơle của điều hòa sẽ tự ngắt hoạt động của dàn nóng khi đến mốc nhiệt độ này. Tuy nhiên, trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ phòng sau quá trình trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh sẽ tăng lên rất nhanh và máy sẽ lại phải khởi động lại. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục sẽ giảm tuổi thọ của điều hòa do phải khởi động lại liên tục đồng thời tiêu tốn rất nhiều điện năng.
![]() |
Với máy lạnh có Inverter, công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần khi nhiệt độ phòng đạt mức độ vừa phải để làm mát bù vào lượng nhiệt tăng lên do các thiết bị trong phòng hay nhiệt bên ngoài truyền vào qua tường, cửa. Nhờ vào phương pháp này, các dòng điều hòa Inverter có thể giúp tiết kiệm nhiều điện năng hơn.
Tuy nhiên, nó chỉ đúng trong trường hợp nhiệt độ được cài đặt là tối ưu. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 - 27 độ C. Do đó, chọn nhiệt độ 26 độ C là đảm bảo sự thoái mái trong sinh hoạt. Nếu đặt nhiệt độ ở mức thấp hơn, máy cũng sẽ phải hoạt động liên tục đến mức nhiệt cài đặt mới dừng lại. Trong quá trình này, thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều hơn cả điều hòa thông thường, đặc biệt khi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Và dù rất "thông minh", điều hòa Inverter cũng chỉ có thể giảm công suất hoạt động chứ không thể tăng vượt mức công suất giới hạn của thiết bị.
Ngoài ra, điều hòa (loại thường và cả Inverter) chỉ làm việc hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng thấp hơn 48 độ C và nhiệt độ trong phòng lớn hơn 19 độ C. Vượt qua các giới hạn này sẽ khiến máy hoạt động không hiệu quả do khả năng thoát nhiệt lúc này rất thấp.
Trong điều kiện mùa hè ở Việt Nam, khi nhiệt độ ngoài trời cao, việc "bắt ép" điều hòa hoạt động hết công suất trong thời gian dài có thể khiến dàn nóng gặp phải hiện tượng quá tải, quá nhiệt và có thể gây cháy nổ, hỏng hóc. Không những vậy, thói quen này không chỉ tăng cao nguy cơ quá tải mạng lưới điện cục bộ ở một số khu vực đồng thời có thể khiến hóa đơn tiền điện của người dùng tăng đột biến.
Theo các chuyên gia và người dùng có kinh nghiệm, thay vì đặt mức nhiệt thấp, người dùng nên chú ý tới các biện pháp khác như sử dụng thêm quạt gió, đặt chậu nước trong phòng, hạn chế ánh nắng và các thiết bị phát nhiệt, điều chỉnh hướng gió, sắp xếp ít đồ đạc trong phòng... sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho điều hòa.
Theo Mai Anh (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
TRỰC TIẾP U23 Việt Nam 1-0 U23 Lào: Nhà vô địch AFF Cup tỏa sáng mang về bàn thắng (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
-
Thực hư vụ "nhân viên bị đuổi việc vì đặt vé xem concert cho CEO và giám đốc nhân sự" (19/07)
-
Cuộc sống đặc biệt của bé mắc bệnh hiếm nhất Việt Nam (19/07)
Bài đọc nhiều




