Công nghệ
04/12/2016 08:54Trump thắng cử, người Mỹ đổ xô tải ứng dụng nhắn tin mã hóa
Theo Moxie Marlinspike, nhà sáng lập Open Whisper Systems, hãng phần phềm phi lợi nhuận đứng sau Signal, chưa từng có sự kiện nào lại mang đến kết quả tăng đột biến như vậy. Ông xem đây là phản ứng trước chiến thắng của Trump và sự lo lắng trước tương lai bị giám sát của cộng đồng.
Signal là công cụ giao tiếp nổi tiếng trong giới công nghệ, nhà báo, nhà hoạt động chính trị. Nó cho phép mọi người chat với người khác sử dụng bảo mật đầu cuối, tức là chỉ người gửi và người nhận đọc được hay nghe được tin nhắn.
Dù Signal không công bố lượng, nền tảng người dùng của họ là hàng triệu. Google Play liệt kê tổng lượt tải ứng dụng vào khoảng giữa 1 triệu và 5 triệu. Phần mềm cũng có mặt trên iOS và máy tính (trình duyệt Chrome).
Mã hóa đầu cuối giúp bảo vệ các cá nhân trước con mắt “diều hâu” của hacker và bản thân các nền tảng. Theo những gì mà cuộc chiến giữa Apple và FBI chỉ ra, những công ty cung cấp mã hóa đầu cuối như Apple không thể đọc hay xuất ra nội dung trò chuyện của khách hàng, ngay cả khi tòa án yêu cầu.
Bruce Schneier, một chuyên gia bảo mật, cho rằng nhiều người tải Signal hơn vì họ lo sợ bị can thiệp và đọc trộm. Trong khi đó, Trevor Timm, giám đốc điều hành tổ chức Tự do báo chí, lại tiết lộ sau cuộc bầu cử, nhiều nhà báo đã gọi cho ông để học cách bảo mật liên lạc.
Sử dụng chung công nghệ trên Signal, Google, Facebook và WhatsApp đã ra mắt các dịch vụ nhắn tin mã hóa đầu cuối riêng trong năm nay. Rõ ràng nhà hành pháp Mỹ không hài lòng về điều này và gọi sự gia tăng các nền tảng giao tiếp bảo mật là chướng ngại vật ngăn cản họ truy tìm tội phạm và khủng bố. Tuy nhiên, dưới con mắt của các lãnh đạo Silicon Valley, nhà khoa học máy tính và chuyên gia bảo mật, mã hóa lại là biện pháp phòng thủ quan trọng trước tình trạng tấn công máy tính, xâm phạm dữ liệu, giám sát chính phủ ngày một dày đặc.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump đứng về phía Bộ Tư pháp trong cuộc chiến nảy lửa với Apple về quyền truy cập iPhone mã hóa. Ông kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Apple cho đến khi công ty đồng ý cho qua các tính năng bảo mật. Khi ấy, ông thúc đẩy tăng cường giám sát người Mỹ. Trong một cuộc tranh luận, Tổng thống đắc cử nói: “Chúng ta nên được xâm nhập Internet và tìm ra chính xác ISIS ở đâu”. Một vài nhân vật trong ngành công nghệ xem chính quyền mới là mối đe dọa với việc kinh doanh của họ và với quyền riêng tư của người dùng do dữ liệu họ thu thập có thể được dùng để chống lại khách hàng.
Theo Du Lam (Ictnews.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



