Đời sống
13/07/2025 21:481 dấu hiệu báo động bệnh ung thư chỉ có thể phát hiện vào ban đêm
Dấu hiệu đó chính là đổ mồ hôi vào ban đêm. Theo thông tin từ Healthline, đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là triệu chứng sớm của một số loại ung thư như u carcinoid và ung thư máu. Đi kèm với triệu chứng đổ mồ hôi, bệnh nhân mắc các bệnh ung thư này còn có thể bị sốt và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, một số loại ung thư khác như ung thư xương và ung thư gan cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng phổ biến ở những bệnh lý này.

Triệu chứng đổ mồ hôi vào ban đêm có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh ngủ trong phòng mát mẻ, dễ chịu. Nhiều người cho biết họ đổ mồ hôi nhiều tới mức ướt đẫm quần áo, ga giường và chăn. Có người còn mô tả họ bị ướt người tới mức như vừa nhảy xuống hồ bơi.
Vì sao ung thư gây đổ mồ hôi vào ban đêm?
Hiện, vẫn chưa rõ chính xác vì sao một số loại ung thư lại gây ra hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy nhiên, theo Healthline, nguyên nhân có thể do cơ thể đang cố gắng chống lại tế bào ung thư hoặc do thay đổi nồng độ hormone. Ngoài ra, khi ung thư gây sốt, cơ thể cũng sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn để điều hòa thân nhiệt.
Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi ban đêm còn là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, xạ trị, dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc corticosteroid.
Ngoài ung thư, đâu là nguyên nhân dẫn tới đổ mồ hôi vào ban đêm?
Theo Healthline, ngoài ung thư, đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác như:
- Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
- Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Tăng hormone và lưu lượng máu trong thời kỳ mang thai.
- Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như lao phổi và viêm nội tâm mạc.
- Hạ đường huyết.
- Cường giáp.
- Căng thẳng.
- Lo âu.
- Tăng tiết mồ hôi vô căn.

Một số yếu tố lối sống cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm, bao gồm:
- Tập thể dục trước khi đi ngủ.
- Uống đồ uống nóng trước khi ngủ.
- Uống rượu.
- Ăn thức ăn cay gần giờ đi ngủ.
- Nhiệt độ phòng ngủ quá cao.
Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc liệu pháp hormone, thuốc hạ sốt cũng có tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm.
Khi nào nên đi khám vì đổ mồ hôi vào ban đêm?
Nếu chỉ thi thoảng bị đổ mồ hôi vào ban đêm, bạn có thể chưa cần phải lo lắng mà chỉ cần điều chỉnh một số nguyên nhân từ môi trường hoặc lối sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng như sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc mệt mỏi kéo dài, hãy đi khám ngay lập tức.
Tại buổi khám, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý và đánh giá tổng thể triệu chứng. Do đó, bạn nên theo dõi kỹ các triệu chứng mỗi lần đổ mồ hôi vào ban đêm, đồng thời ghi lại hoạt động trong ngày, nhiệt độ phòng ngủ, thức ăn và đồ uống đã dùng trước khi đi ngủ để bác sĩ có đánh giá chính xác hơn.
Tin cùng chuyên mục








-
Nữ diễn viên ngoài đời là "tiểu tam" bị ghét bậc nhất, lên phim là tiểu thư kinh điển, đẹp ma mị khó ai sánh bằng (13/07)
-
"Hot girl" nổi tiếng Ngân Baby vừa bị tạm giữ là ai? (13/07)
-
Truy tìm ‘Trung cá chép’, kẻ đánh người để livestream câu like (13/07)
-
Sao Malaysia lớn giọng, gián tiếp “tuyên chiến” U23 Việt Nam (13/07)
-
Kẻ sát hại mẹ vợ bị bắt khi lẩn trốn sang Campuchia (13/07)
-
Lập trình viên quê Phú Thọ suy thận nặng, 2 quả thận lúc nhúc hàng trăm viên sỏi: Bác sĩ tóm gọn bằng 6 chữ ‘chí mạng’ (13/07)
-
Nữ nghệ sĩ đình đám phải rời showbiz vì clip chấn động, U50 lẻ bóng, không con cái ở xứ người (13/07)
-
Ông bà dặn: "Cửa chính không đối diện 3, cửa sổ không đối diện 4", ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết (13/07)
-
Cảnh sát hình sự thụ lý vụ TikToker Hà List bị chém gần đứt lìa bàn tay (13/07)
-
Loạt hiện tượng bất thường trong 2 tháng qua: Con người đang phải trả giá bằng nhiều mạng sống! (13/07)
Bài đọc nhiều




