Đời sống
29/11/2018 09:57Mẹo giữ mạng sống khi bị uy hiếp bằng súng
Trên Quora, khi được hỏi: "Nên làm gì khi bị uy hiếp bằng súng", nhiều cảnh sát Mỹ đã trả lời làm "bất cứ điều gì đối phương yêu cầu". Tuy vậy, họ có một số lời khuyên.
Giữ bình tĩnh: Nếu hoảng sợ và la hét, nạn nhân có thể làm chính kẻ cầm súng hoảng sợ theo, khiến cảm thấy bị dồn vào chân tường. Kẻ cầm súng có thể dùng vũ khí để điều khiển nhưng nạn nhân có thể là người chiếm ưu thế tâm lý nếu giữ bình tĩnh.
Giao tiếp bằng ánh mắt: Nhìn thẳng vào mắt kẻ cầm súng sẽ khiến hắn phần nào do dự trong hành động.
Hiểu đối phương: Kẻ cướp, uy hiếp con tin, hoặc bắt cóc đều có điểm chung là việc dùng súng không phải để giết người. Nếu hắn có ý định đó, nạn nhân đã không còn cơ hội sống sót. Mỗi giây trôi qua, lợi thế sẽ càng nghiêng về nạn nhân.

Nếu là vụ cướp, tội phạm chỉ dùng súng như một biện pháp đảm bảo để tăng khả năng gây án thành công. Mục đích sau cùng vẫn là tiền hoặc tài sản, trong trường hợp đó nạn nhân hãy làm theo yêu cầu.
Tuy nhiên, nạn nhân cần nói rõ ý định trước khi thực hiện (ví dụ: Bây giờ, tôi sẽ cho tay vào túi để lấy ví), tránh có hành động bất ngờ khiến kẻ cướp giật mình. Bạn cần quan sát kẻ cướp, cố gắng ghi nhớ những chi tiết nổi bật và thật đặc biệt (như kiểu tóc, sẹo, bớt, hình xăm, kiểu xỏ khuyên,...) để trợ giúp cảnh sát sau này.
Nếu giữ con tin, kẻ gây án trên thực tế chỉ sử dụng nạn nhân làm phương tiện để đạt được mục đích. Trong trường hợp ấy, bạn hãy chú ý tới diễn biến của sự việc; cố gắng giữ yên lặng và đừng la hét, tránh làm tình thế thêm căng thẳng.
Bạn hãy cố gắng tránh xa phần đầu của tên tội phạm, đặc biệt là vùng tam giác nối giữa hai mắt và sống mũi. Đây là vùng yếu hại có thể gây chết ngay lập tức và là nơi cảnh sát sẽ ưu tiên nhắm bắn khi buộc phải nổ súng.

Nạn nhân cố gắng nói chuyện với kẻ đang giữ mình càng nhiều càng tốt, gợi chuyện để chúng nói, đặc biệt về lý do đằng sau hành động tội phạm. Việc cho thấy có sự đồng cảm sẽ được sự liên hệ, khiến chúng khó xuống tay nếu còn phân vân có nên giết người diệt khẩu.
Nếu là vụ bắt cóc, nạn nhân nên kháng cự quyết liệt ngay từ đầu, không để bị mang tới một địa điểm hẻo lánh và không nên ngoan ngoãn tuân lệnh. Trường hợp duy nhất nên tuân theo yêu cầu của kẻ bắt cóc là khi gia đình nạn nhân cực kỳ giàu có và mục tiêu bắt cóc hoàn toàn là vì tiền. Trong trường hợp ấy, kẻ bắt cóc sẽ đảm bảo sự an toàn của nạn nhân.
Nếu bị kẻ bắt cóc phục kích trong xe, tốt nhất bạn không nghe lệnh chỉ đường của chúng mà đi nhanh tới nơi đông người hoặc đồn cảnh sát. Sau khi tới nơi, đi chậm lại và bấm còi to để thu hút sự chú ý.
Đương nhiên, tất cả những cách xử trí trên đều không phải là tốt nhất, nhưng khi đã lỡ bị uy hiếp bằng súng, nạn nhân sẽ rơi vào thế buộc phải quyết định giữa lựa chọn tồi và lựa chọn tồi hơn. Không có câu trả lời nào đúng nhất, chỉ có câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh.
Theo Quốc Đạt (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
-
Giám đốc tình báo Mỹ muốn truy tố ông Obama vì cuộc bầu cử năm 2016 (19/07)
Bài đọc nhiều




