Gia đình
16/02/2022 15:05Lưu ý khi điều trị F0 trẻ em tại nhà: 6 dấu hiệu chuyển nặng cha mẹ cần đưa đi viện ngay để cứu con
Trên VnExpress, Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh (Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) chia sẻ, khi trẻ nhỏ mắc Covid-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần cập nhật thường xuyên các chỉ số nhịp thở, mạch, nhiệt độ, huyết áp và SpO2 (nếu có) cho con. Trường hợp phát hiện trẻ có nhịp thở nhanh: trên 40 lần/ phút với nhóm 1-5 tuổi và trên 30 lần/phút với nhóm 5-12 tuổi; hoặc SpO2 dưới 95% (ở tất cả nhóm tuổi), nên báo ngay cho nhân viên y tế.
Khi con có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ, cho uống thuốc hạ sốt paracetamol. Tính liều uống theo cân nặng của trẻ, liều cụ thể được khuyến cáo là 10-15mg/kg/lần, lặp lại sau 4-6 tiếng, không quá 4 lần/ngày.
Bé ho, nên giảm ho bằng thảo dược hoặc thuốc giảm ho theo chỉ định của nhân viên y tế. Cho con uống bổ sung nước và điện giải, không tự ý dùng kháng sinh hoặc các thuốc kháng viêm, thuốc khác khi không có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Nên cho con mặc quần áo rộng rãi, ở không gian khô thoáng, thường xuyên vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng sạch sẽ. Cho con ăn nhiều bữa trong ngày, tập thể dục nhẹ nhàng, tập các bài tập phục hồi như hít sâu, thở đều.

Trên Sức khỏe & Đời sống, theo Bộ Y tế phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).
Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.
Theo đó, Bộ Y tế đưa ra 6 dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm:
- Thở nhanh;
- Khó thở, cánh mũi phập phồng;
- Rút lõm lồng ngực;
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;
- Tím tái môi đầu chi;
- SpO2 < 95%.
Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế:
- Sốt > 38 độ C;
- Đau rát họng, ho;
- Tiêu chảy;
- Trẻ mệt, không chịu chơi;
- Tức ngực;
- Cảm giác khó thở;
SpO2 < 96%;
- Ăn/bú kém.
Khi điều trị trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
PN (Nguoiduaitn.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
-
Bà Paetongtarn lên tiếng sau bê bối hàng loạt cao tăng Thái Lan bị lừa tình (18/07)
-
Snoop Dogg gia nhập Swansea City: Từ huyền thoại rap đến ông chủ bóng đá (18/07)
-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
Bài đọc nhiều




