Gia đình
20/06/2021 17:38Tất cả những điều cần nhớ khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
Tính đến 16 giờ ngày 19/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 2.359.376 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 115.315 người.
Hiện tại, Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Cùng với đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Theo Hướng dẫn mới, mục đích của khám sàng lọc là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin; không thuộc các đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng, các đối tượng phải trì hoãn hoặc chống chỉ định với vắc xin.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng gồm:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định;
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;
- Người trên 65 tuổi;
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; nhịp thở trên 25 lần/phút hoặc SpO2 dưới 94% (nếu có).
Các đối tượng này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu, gồm
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:
- Những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được;
- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù;
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;
- Những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Các đối tượng chống chỉ định tiêm chủng gồm:
- Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào;
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Mới đây, Bộ Y tế phối hợp Thông tấn xã Việt Nam, UNICEF Việt Nam thực hiện bộ Infographic "Những điều cần nhớ khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19".
Điều cần biết trước khi tiêm vắc-xin COVID |
Điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID |
Theo PV (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



