Giải trí

Cục Điện ảnh nói gì về việc đồng ý để "Vòng Eo 56" ra rạp?

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, Cục điện ảnh cho biết: Việc đánh giá chất lượng các bộ phim không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng...

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, Cục điện ảnh cho biết: Việc đánh giá chất lượng các bộ phim không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng...

 

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng - Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện

 
Bộ phim Vòng eo 56 ra rạp, đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy xin ông cho biết lý do Hội đồng thẩm định cho bộ phim này công chiếu. Tính nghệ thuật của bộ phim được thể hiện như thế nào?
 
Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện, hoạt động theo quy chế thẩm định và giấy phép phổ biến phim, soos49/2008/QĐ-BVHTTDL, ngày 09/07/2008, với chức năng tư vấn cho cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim theo luật định. Khi một bộ phim trình thẩm định không vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh, được thể hiện ở điều 11 của Luật Điện ảnh, điều 9 của Nghị định 54/2010/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật có liên quan khác, thì được Hội đồng đề nghị cấp giấy phép phổ biến. Bộ phim Vòng eo 56 là một trường hợp như vậy. Việc đánh giá chất lượng nghệ thuật của các bộ phim trình thẩm định, không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện.
 
Cục Điện Ảnh có đo lường trước được phản ứng của dư luận khi cấp phép công chiếu Vòng eo 56 không thưa ông?

Đối vói những bộ phim trình thẩm định, chức năng và thẩm quyền của Cục Điện Ảnh là Cấp phép phổ biến phim, thu hồi giấy phép phổ biến phim, không cho phép phim phổ biến, cấm phổ biến phim theo quy định của pháp luật. Còn những bộ phim sau khi được cấp giấy phép phổ biến và công chiếu, mà cụ thể ở đây là Vòng eo 56, đón nhận những dư luận trái chiều, là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như không muốn nói là bình thường, và cần thiết của đời sống điện ảnh.

Hiện nay với cơ chế mở cửa của Cục nhằm tạo điều kiện cho các hãng phim tư nhân sản xuất các sản phẩm điện ảnh. Tuy nhiên cơ chế này cũng nảy sinh nhiều bất cập, trước đó bộ phim Bui đời chợ lớn là một ví dụ cụ thể. Vậy Cục Điện ảnh sẽ có những điều chỉnh gì để việc sản xuất phim tư nhân được đưa vào quy củ và sẽ có nhiều sản phẩm hay, chất lượng hơn?
 
Việc tạo điều kiện cho các Hãng phim tư nhân sản xuất các tác phẩm điện ảnh là theo quy định của Luật điện ảnh, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật điện ảnh, chứ không phải do “cơ chế mở” nào. Phim Bui đời chợ lớn bị cấm là do vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh theo luật định. Kể cả sau khi sửa chữa, bộ phim vẫn không khắc phục được vi phạm này.

Còn để việc sản xuấ phim tư nhân đi vào quy củ và có nhiều tác phẩm hay, chất lượng hơn. Trước tiên, chính các đơn vị, tổ chức, cá nhân tư nhân khi tham gia sản xuất phim, phải nghiêm túc tìm hiểu, thực hiện đủ và đúng quy luật của pháp luật, đồng thời đảm bảo tính chuyên nghiệp cao ở mọi khâu đoạn, trong suốt quá trình sản xuất phim, cũng như không chiều theo thị hiếu thấp, để kiếm tiền bằng bất cứ giá nào. Và đương nhiên phải có đội ngũ những người làm phim tài năng tâm huyết.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, vẫn là giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong sản xuất phim, đồng thời định hướng sản xuất phim tư nhân trong sản xuất phim, đồng thời định hướng sản xuất phim tư nhân bằng cách ủng hộ, đề cao, tặng thưởng những tác phẩm hay, có chất lượng tốt của họ, thông qua các liên hoan phim trong nước và góp phần giới thiệu những tác phẩm này ra khu vực quốc tế..
 
>> Từ "Vòng eo 56" đến thực tế showbiz Việt
>> Ngọc Trinh: Không có gì phải che giấu trong "Vòng eo 56 
>> Ê-kíp "Vòng eo 56" đã "nổ" đến mức nào?
 
Theo Bảo Quyên - Phương Anh (Nguoiduatin.vn)