Giải trí

Khán giả "dậy sóng" vì cách gọi "Chiếu phim cho người mù"

Vài ngày qua, dân cư mạng đã dậy sóng vì cách gọi của chương trình “Chiếu phim cho người mù”, rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ban tổ chức không sử dụng cụm từ "người khiếm thị"?

Vài ngày qua, dân cư mạng đã dậy sóng vì cách gọi của chương trình “Chiếu phim cho người mù”, rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ban tổ chức không sử dụng cụm từ "người khiếm thị"?

khan gia
 

Được biết, hình thức này nhằm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với các em bị khiếm thị và mong muốn nhân rộng hơn khi kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội về kinh phí, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về chuyên môn để mang tới nhiều bộ phim phù hợp cho các em. Có thể nói việc tạo văn hoá và môi trường sống bình đẳng cho những trẻ em khuyết tật là điều rất có ý nghĩa trong cuộc sống và cần được nhân rộng bằng hành động thiết thực. Tuy nhiên, một bộ phận khán giả lại cho đây là sự “phản cảm” ngay từ cái tên chương trình: “Chiếu phim cho người mù”, tại sao những người sáng lập không sử dụng cụm từ "người khiếm thị" thay vào?

khan gia
 

Facebooer V.V.M chia sẻ: Nên viết là "Khiếm thị" thay cho từ "Mù" nhé! biên tập viên mà chẳng thấy văn vẻ gì vậy?  Facebooker Đỗ Thành Sơn thì nghi ngờ liệu đây có phải hình thức câu view của nhà tổ chức chương trình.

Tài khoản facebook M.T tỏ ra bức xúc về hình thức này: “Đúng là chúng ta cần tạo điều kiện cho các em khiếm thính hoà nhập cuộc sống nhưng hình thức này có phù hợp chăng? Chiếu phim dành cho người mù chẳng khác nào việc tổ chức hát, kể chuyện cho người điếc, thi nói cho người câm… Hình thức này có mang tính nhân văn hay không?”

khan gia
 

“Thoạt nhìn, đây có vẻ hoạt động có ích cho xã hội nhưng ngẫm lại, nhiều sự bất cập vô lý dù chính các em nhỏ khiếm thị đang cảm thấy hào hứng, vui mừng. Chiếu phim theo kiểu miêu tả khung cảnh song song với âm thanh trong rạp là rất khó và phải mất bao lâu để hoàn thành một bộ phim chiếu cho các em để cảm nhận đầy đủ?” - chủ nhân facebook D.T.K cho biết ý kiến.

khan gia
 

Khán giả H.M nêu quan điểm không đồng tình về tên chương trình: "Mặc dù hoạt động xuất phát với ý tưởng tốt nhưng ngay từ chính tên chương trình lại cho thấy sự thiếu văn hoá. Vì sao không sử dụng từ "khiếm thị" thay cho từ "mù". Nói giúp các em khuyết tật hoà nhập cộng đồng mà ngay từ cái tên đã có sự phân biệt".

Bà Hà Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh.

Chúng tôi đã bàn bạc kỹ trước khi đặt tên chương trình

Trước những ý kiến của khán giả về chương trình, sáng 24.5, PV Dân Việt đã liên lạc với thành viên Ban tổ chức. Bà Hà Thanh Vân- Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiều cho biết: "Tôi nghĩ có nhiều khái niệm cho cách phân biệt giữa người khiếm thị hay người mù. Ở nước ngoài, với người mù tức là mù hẳn không thể nhìn thấy gì, còn khiếm thị là khiếm khuyết thị giác. Ở Việt Nam gọi khiếm thị là bao gồm cả mù và nhìn kém. Nhìn kém ở đây được hiểu là vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng chức năng, cảm nhận cũng không khác gì người mù.

Vì vậy nếu chỉ để dòng chữ mà không có thuyết minh, không giải thích những phân đoạn chuyển cảnh, ví dụ, tiếng động, con thỏ đấm vào bụng con gấu…thì các em sẽ không hiểu diễn biến của phim. Đó là lý do chúng tôi quyết định đặt tên chương trình là "Chiếu phim cho người mù". Và khi đặt tiêu đề này, chúng tôi cũng đã bàn bạc rất kỹ.

Đây là hoạt động thường xuyên của rạp Cinestar Quốc Thanh dành cho các học sinh trường chúng tôi. Mỗi tháng chiếu 1-2 buổi. Tất cả em khi đến xem đều rất thích. Bản thân phụ huynh cũng rất ủng hộ, hưởng ứng. Ban giám hiệu nhà trường và các em học sinh cũng như phụ huynh không phản đối. Vậy tại sao một số khán giả lại phản ứng?

Tôi nghĩ, mọi người hãy đến rạp xem và cảm nhận mới biết được ý nghĩa của hoạt động và hiểu lý do vì sao chúng tôi đặt tiêu đề như vậy, còn đừng nhìn bề ngoài hay chỉ biết qua một vài phản ứng của khán giả mà lên tiếng cho là nhạy cảm. Nếu làm như vậy, vô hình chung sẽ làm nhụt chí những hành động thiện nguyện của những người đang tham gia các hoạt động này.

Theo Thảo Nguyên (Dân Việt)