Công nghệ

Uber dùng phần mềm "xe ma" để qua mặt chính quyền Mỹ

Công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải Uber tự nhận là đã dùng một chương trình chạy ngầm nhằm lách luật kinh doanh sau khi bị cấm hoạt động ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải Uber tự nhận là đã dùng một chương trình chạy ngầm nhằm lách luật kinh doanh sau khi bị cấm hoạt động ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Uber đã dùng chính phương pháp này để lách luật ở các thành phố lớn ở Mỹ như Boston,  Las Vegas, và ở những nước khác như Australia, Trung Quốc, Italy và Hàn Quốc.

“Những chuyến xe đã được đặt trước bỗng dưng bị hủy bởi tài xế, khi phát hiện ở gần khu vực đó có sự xuất hiện của cảnh sát hay nhân viên chấp pháp của thành phố”, một phóng viên của tờ New York Times chia sẻ.

Công cụ này cho phép Uber hiển thị biểu tượng của các xe “ma” trên ứng dụng, hoặc xóa bỏ sự hiện diện của các xe đăng ký qua Uber xung quanh khu vực đó. Greyball bị phát hiện bởi người dùng và các điều tra viên thông qua những chuỗi sự kiện gây ảnh hưởng tiêu cực lên hãng Uber.

Hiện nay phần mềm Greyball vẫn đang được sử dụng mặc dù gặp phải nhiều phản đối từ chính quyền các thành phố ở Mỹ. Ứng dụng được Uber phát triển nhằm bảo vệ tài xế, ngăn chặn sự phá hoại từ các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, Greyball còn báo động cho tài xế không bị rơi vào bẫy của các nhà làm luật.

Trong số đó, các cáo buộc về hành vi xâm hại tình dục của tài xế Uber với khách hàng đã buộc giới truyền thông mở nhiều cuộc điều tra nội bộ. Hơn nữa, hãng xe Waymo tố cáo Uber đánh cắp mẫu công nghệ thiết kế xe tự động lái. Tuy nhiên, Uber đã phủ nhận cáo buộc này từ đó nảy ra nhiều tranh cãi với các hãng xe khác.

Uber dung phan mem 'xe ma' de qua mat chinh quyen My hinh anh 1
Một khách hàng đang truy cập ứng dụng Uber. Ảnh: Reuters.

Một khi công cụ Greyball được đưa vào sử dụng, các kỹ sư của hãng Uber sẽ tạo ra một danh sách dùng để nhận diện cảnh sát giao thông, nhân viên chấp pháp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, công cụ còn dò tìm số liên lạc của những chiếc điện thoải rẻ tiền mà họ dùng để gọi cho tài xế Uber để kiểm tra, từ đó cảnh báo cho người lái xe từ tổng đài. 

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để bảo vệ trật tự an ninh công cộng. Với những bằng chứng trên đây, chúng tôi sẽ tăng cường điều tra hãng Uber, và tạo ra thêm nhiều thay đổi tích cực trong việc quản lý và bảo vệ khách hàng”, Dylan Rivera, phát ngôn viên của Cục giao thông vận tải thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ chia sẻ. 

Mới đây, Martin O’Rourke người đại diện của Philadenphia Parking Authority, cơ quan điều tiết dịch vụ taxi trong thành phố tiết lộ số tiền phạt mà hãng Uber phải đóng vào năm ngoái do vi phạm điều khoản hợp đồng lên tới 350.000 USD (tương đương với khoảng trên 700 triệu đồng).

Theo Anh Thi (Zing.vn)