Hỏi - Đáp
12/02/2020 08:00Tại sao chúng ta lại nấc cụt?
Charles Osborne bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1922 sau khi bị một con lợn rơi trúng. Mãi đến 68 năm sau, ông mới khỏi và được ghi vào sách kỷ lục Guinness người có cơn nấc cụt dài nhất thế giới. Một bé gái ở Florida tên Jennifer Mee giữ kỷ lục là người nấc cụt liên tục, 50 lần mỗi phút trong hơn 4 tuần vào năm 2007.
Các bác sĩ chỉ ra rằng nấc cụt xảy ra sau khi có kích thích làm căng dạ dày như nuốt không khí hoặc ăn uống quá nhanh. Một số khác cho rằng nấc cụt là do phản ứng của những cảm như: cười lớn, nức nở, lo lắng và phấn khích.
Bắt đầu là một cơn co thắt không tự chủ hoặc sự co lại đột ngột của cơ hoành, một cơ lớn hình vòm dưới phổi mà ta dùng để hít khí. Ngay sau đó là sự đóng kín đột ngột của hai dây thanh âm và khoảng mở giữa chúng, được gọi là thanh môn. Sự chuyển động của cơ hoành làm luồng khí bị hít vào đột ngột nhưng hai dây thanh âm vẫn đóng không cho khí vào khí quản, tới phổi. Điều này tạo ra âm thanh đặc trưng "hức”.
Đến giờ, vẫn chưa ai biết được vai trò của nấc cụt. Có vẻ như chúng không có lợi ích gì về mặt y tế hay tâm lí học. Nhưng những cơ chế sinh lí không có vai trò rõ ràng luôn khiêu khích các nhà sinh vật học tiến hóa. Liệu chúng có đóng vai trò gì mà ta chưa phát hiện ra? Hay đó là vết tích của sự tiến hóa, từng giữ vai trò quan trọng giờ bị thoái hoá, chỉ còn sót lại phần nào?
Có ý kiến cho rằng nấc cụt có từ cách đây hàng triệu năm. Phổi là tiến hóa quan trọng giúp cá nguyên thủy sống ở vùng nước ấm, tù đọng ít oxy có thể tận dụng nguồn oxy dồi dào trên mặt nước. Khi tổ tiên của những loài này lên cạn, chúng chuyển từ hô hấp bằng mang sang thở bằng phổi. Sự hít vào kèm theo nước chảy qua mang nhưng bị thanh môn chặn lại đột ngột, ngăn nước tràn vào phổi.
Một nhóm các nhà khoa học khác tin rằng phản xạ còn tồn tại đến ngày nay bởi vì nó thực sự rất có lợi. Họ chỉ ra rằng nấc cụt chỉ có ở động vật có vú, mà không tồn tại ở loài chim, thằn lằn, rùa hay bất cứ loài động vật thở bằng phổi nào khác. Hơn nữa, những đứa trẻ trước khi sinh ra đã nấc cụt và trẻ con thì nấc cụt nhiều hơn người lớn. Động vật có vú hình thành phản ứng nấc cụt để loại không khí ra khỏi dạ dày. Sự nới rộng đột ngột của cơ hoành làm tăng lượng khí từ dạ dày, trong khi thanh môn đóng lại ngăn không cho sữa tràn vào phổi.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tử vi thứ 7 ngày 19/7/2025 của 12 con giáp: Dần phân tâm, Hợi linh hoạt (19/07)
-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
Bài đọc nhiều




