Kinh tế
18/05/2016 10:56Một chỉ đạo "phi thị trường" của Tổng cục trưởng Năng lượng ?
![]() |
Cơ quan quản lý không nên can thiệp vào hoạt động mua bán của doanh nghiệp |
"Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I phải đồng thời, chủ động làm việc với TKV để ký hợp đồng mua bán than năm 2016 cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, đàm phán để ký kết hợp đồng cung cấp than dài hạn cho nhà máy trước ngày 15/7/2016", yêu cầu nêu rõ.
“Trên cơ sở hợp đồng mua bán than năm 2016 đã ký, PVN chủ động làm việc với TKV để thống nhất kế hoạch tiếp nhận than từ khối lượng, chất lượng cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 theo từng tháng, quý…”, thông báo cho hay.
Chỉ đạo trên của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng dẫn Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015, tuy nhiên, tại Chỉ thị này, Thủ tướng giao Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do TKV và Tổng công ty Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo EVN, PVN mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.
Chỉ thị được đưa ra trong bối cảnh việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép vẫn diễn ra và tiềm ẩn nguy cơ tái diễn, tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than còn khá phổ biến…
Như vậy, mặc dù viện dẫn Chỉ thị số 21 song chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Năng lượng đã không đề cập đến một đơn vị khác có thể cung cấp than cho PVN là Tổng công ty Đông Bắc (thuộc Bộ Quốc phòng).
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án Than đồng bằng sông Hồng – Vinacomin cho biết, không nên chỉ định việc cấp than cho nhà máy nhiệt điện, làm méo mó thị trường nhất là trong bối cảnh thị trường than của Việt Nam đang hình thành và phát triển theo đúng nghĩa của một thị trường không có độc quyền.
“Tại sao bắt PVN mua than giá cao trong khi có than giá rẻ của các nước ngay trong khu vực, bản thân TKV cũng đi nhập than giá rẻ về trộn và bán cho nhà máy nhiệt điện. Mặt khác, đằng sau PVN hay EVN là người dùng điện, PVN hay EVN cũng phải có trách nhiệm đảm bảo giá điện cạnh tranh cho người dùng”, ông Sơn phân tích.
Ông Sơn kiến nghị, không nên ban hành những ý kiến chỉ đạo như Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng. “Hãy để doanh nghiệp làm đúng theo thị trường, không nên dựa vào những văn bản mang tính chất pháp quy để điều chỉnh thị trường một cách chủ quan. Cơ quan nhà nước càng không nên ban hành văn bản thể hiện lợi ích nhóm”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo báo cáo của TKV, tính đến hết tháng 3/2016 vừa qua, lượng than sạch tồn kho lên đến 10 triệu tấn. Tuy nhiên, TKV cũng là đơn vị nhập khẩu số lượng than lớn trong số các đơn vị nhập than trực tiếp từ 1 số thị trường như Úc, Trung Quốc, Nga…
Theo Anh Thư (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




