Kinh tế
02/03/2017 10:32Mua nhà sau 50 năm sẽ trắng tay?
Hiện nhiều dự án bất động sản, chủ đầu tư được nhà nước cho thuê đất 50 năm, nhưng khi bán cho khách hàng thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở (sổ đỏ) lại ghi 'sở hữu lâu dài'.
Hiện nhiều dự án bất động sản, chủ đầu tư được nhà nước cho thuê đất 50 năm, nhưng khi bán cho khách hàng thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở (sổ đỏ) lại ghi 'sở hữu lâu dài'.
Dù nhà nước giao đất cho doanh nghiệp có thời hạn, nhưng khách hàng mua nhà đất sẽ được cấp sổ đỏ sử dụng lâu dài |
Điều này đã gây nhiều lo lắng cho người dân mua nhà đất tại những dự án này khi họ sợ sau 50 năm sẽ bị mất nhà.
Giao 50 năm, bán lâu dài
Anh H., đã đặt cọc mua căn hộ tại dự án Hà Đô Centrosa Garden (Q.10, TP.HCM) của Tập đoàn Hà Đô, vô cùng băn khoăn khi xem kỹ hợp đồng thì mới biết dự án này được nhà nước giao đất 50 năm. Anh H. càng hoang mang hơn khi nhân viên tư vấn khẳng định như đinh đóng cột rằng “khách hàng mua sẽ được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài”.
Ngày 1.3, sau khi tham quan một vòng căn hộ mẫu ở dự án này, chúng tôi được một nhân viên kinh doanh cho biết dự án này trước đây là đất quốc phòng được chuyển đổi sang đất ở nên vấn đề pháp lý dự án khách hàng hoàn toàn yên tâm. Đúng như băn khoăn của nhiều người, trong hợp đồng mua bán căn hộ, chủ đầu tư cũng ghi rất rõ “sở hữu căn hộ lâu dài”.
Giải thích về sự “tréo ngoe” này, ông Phạm Quốc Huân, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hà Đô - 756 Sài Gòn, cho biết nhà nước giao đất cho công ty thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hiện nay là không quá 50 năm. Tuy nhiên, khi khu đất chuyển sang đất ở thì diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư và khách hàng được cấp sổ hồng sử dụng thời hạn ổn định lâu dài. “Doanh nghiệp (DN) nếu sử dụng thì chỉ được 50 năm, nhưng khi chuyển đổi thành dự án nhà ở thì người mua sau cùng được sở hữu lâu dài. Quy định này ban hành nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư dự án ngâm dự án mà không làm gì hết nhưng vẫn sở hữu lâu dài, gây lãng phí. Nay với quy định mới nếu không đưa vào khai thác mà chỉ để không thì thời gian ngày càng ngắn đi, hết 50 năm phải trả lại cho nhà nước”, ông Huân cho hay.
Dự án Topaz Home do Công ty Thuận Kiều và Vạn Thái Land làm chủ đầu tư ở Q.12 cũng tương tự. Dù chỉ được giao đất 50 năm, nhưng những căn hộ tại dự án này cũng được rao bán sở hữu lâu dài. Theo nhân viên kinh doanh tên Lê, chỉ những phần diện tích chung cư, sân vườn, hồ bơi, tầng hầm, trung tâm thương mại... mới có thời hạn sở hữu 50 năm, phần còn lại diện tích căn hộ bán cho khách hàng là sở hữu lâu dài. Khi mua nhà, chủ đầu tư cũng ghi rõ trong hợp đồng để khách hàng yên tâm. “Hết 50 năm nếu chung cư muốn đập đi xây lại, chủ đầu tư cũng phải xin ý kiến cư dân và cũng sẽ phải thương lượng bồi thường tại thời điểm cải tạo chung cư nên khách hàng hoàn toàn yên tâm không sợ bị mất nhà”, anh Lê cho hay.
Trước đây, tình trạng lo lắng tương tự cũng xảy đến với những người mua nhà đất tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7) khi mà chủ đầu tư là một liên doanh giữa DN Đài Loan với công ty trong nước được nhà nước giao đất 50 năm nhưng khi bán nhà cho khách hàng lại được sở hữu lâu dài. Nhiều khách hàng mua nhà tại đây sợ cơ quan chức năng “nhầm lẫn” nên để “chắc ăn” cũng đã nhiều lần chất vấn các sở ngành của TP.
Dân được sở hữu lâu dài
Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM, các dự án bất động sản trước đây nhà nước thường giao đất cho các DN sử dụng ổn định lâu dài, chỉ DN nước ngoài mới cho thuê đất 50 năm. Điều này là sai so với quy định của luật Đất đai 2013. Lý do theo ông Phượng, cơ quan chức năng giao đất như vậy một phần là để thu tiền sử dụng đất được nhiều. Tuy nhiên, mới đây khi luật Đất đai 2015 có hiệu lực đã quy định rõ, DN trong hay ngoài nước cũng đều chỉ được giao đất 50 năm. Giao đất dự án 50 năm là để hết thời hạn nếu dự án không triển khai thì DN phải trả lại đất cho nhà nước. Nhưng trong luật Đất đai cũng quy định rất rõ, người mua nhà được sở hữu ổn định lâu dài do đã đóng hết tiền sử dụng đất.
“Ổn định lâu dài ở đây được hiểu là không có thời hạn. Riêng đối với người nước ngoài khi mua nhà tại VN vẫn còn bất cập, khi chỉ cho sử dụng 50 năm. Hết 50 năm có thể xin gia hạn. Tuy nhiên, gia hạn như thế nào, đóng tiền sử dụng đất ra sao, đến nay luật chưa quy định rõ đối với trường hợp này. Đây là một bất cập cần được tháo gỡ”, luật sư Phượng phân tích.
Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh giải thích thêm, theo quy định của pháp luật, một là DN nước ngoài chỉ được giao đất 50 năm, trường hợp đặc biệt là 70 năm. Nhưng khi bán cho người mua trong nước thì được sở hữu lâu dài. Theo luật mới hiện nay các DN trong nước cũng chỉ được giao đất có thời hạn 50 năm, nhưng khi bán cho cư dân thì nhà đất được chuyển sang sử dụng lâu dài. “Sau 50 năm sử dụng, những cư dân trong chung cư, nếu giám định chung cư vẫn còn sử dụng được thì tiếp tục ở, còn nếu không được thì chủ đầu tư dự án phải thương lượng với cư dân bồi thường, tái định cư khi muốn làm mới lại. Trong trường hợp không có chủ đầu tư nào thực hiện cải tạo lại chung cư thì giao về cho cơ quan nhà nước lên phương án xử lý. Nhưng trong trường hợp nào người dân vẫn có quyền quyết định, DN hay nhà nước khi muốn làm mới đều phải hỏi ý kiến người dân và phải thương lượng đền bù nếu muốn đập đi xây mới như việc cải tạo các chung cư cũ hiện nay trên địa bàn TP.HCM”, ông Chánh nói.
“Theo luật khi bán nhà cho người dân thì phần sở hữu riêng là căn hộ sẽ được sở hữu lâu dài. Chủ đầu tư bán phần nào cho người ở thì được quy định rõ là sở hữu lâu dài, còn phần sở hữu chung thì chỉ được sở hữu 50 năm. Trong sổ đỏ cũng được ghi rất rõ phần sở hữu chung và riêng. Tất cả những phần đó cư dân đều được sở hữu. Sau 50 năm chủ đầu tư muốn làm lại hay tiếp tục đều phải hỏi ý kiến cư dân”, ông Chánh cho hay.
Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cũng khẳng định vấn đề này, mặc dù khi nhà nước giao đất cho DN có thời hạn là 50 năm, nhưng khi khách hàng mua nhà sẽ được cơ quan chức năng cấp sổ đỏ tự động chuyển qua sở hữu lâu dài.
Chủ đầu tư bán phần nào cho người ở thì được quy định rõ là sở hữu lâu dài, còn phần sở hữu chung thì chỉ được sở hữu 50 năm. Trong sổ đỏ cũng được ghi rất rõ phần sở hữu chung và riêng Ông Phan Công Chánh (chuyên gia bất động sản) |
Theo Đình Sơn (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục

Indonesia chi 34 tỷ USD mua hàng Mỹ trước giờ chót đàm phán
(03/07)

Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng đang "chọn mặt gửi vàng" ở đâu trong nền kinh tế?
(03/07)

Dân kêu hoá đơn tiền điện tăng mạnh, Điện lực Hà Nội nói gì?
(03/07)

Người phát ngôn nói về đàm phán thuế đối ứng sau điện đàm Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ
(03/07)

Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần 20 năm
(03/07)

Thanh tra NHNN phát hiện nhiều sai phạm tại 3 chi nhánh Vietcombank
(03/07)

Giá xăng dầu đồng loạt lao dốc, có loại giảm tới hơn 1.200 đồng/lít
(03/07)

Muốn giữ được TIỀN, đừng dễ dãi với 3 thứ này, dù chỉ một lần
(03/07)
Tin mới nhất
-
Rầm rộ clip Sơn Tùng trực tiếp xem Hải Tú chụp ảnh (03/07)
-
Indonesia chi 34 tỷ USD mua hàng Mỹ trước giờ chót đàm phán (03/07)
-
Lỗi vi phạm nào bị trừ tới 10 điểm bằng lái? (03/07)
-
Phía Làng Háo Hức phản hồi về bài đăng bức xúc của phụ huynh khiến fanpage bị đánh giá 1 sao (03/07)
-
Ronaldo tiếc thương cậu em Diogo Jota: "Điều đó thật vô lý" (03/07)
-
Câu thoại tiếng Việt của Ngô Thanh Vân trong bom tấn Hollywood là gì mà viral khắp MXH? (03/07)
-
Người dùng Grab lưu ý: Thực hiện ngay việc này trước ngày 11/7 kẻo mất quyền lợi (03/07)
-
Khách sạn 5 sao Quinter Nha Trang bị Bộ Công an khám xét bất ngờ, cảnh sát bao vây nghiêm ngặt (03/07)
-
Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng đang "chọn mặt gửi vàng" ở đâu trong nền kinh tế? (03/07)
-
Phó tư lệnh hải quân Nga tử trận ở Kursk (03/07)
Bài đọc nhiều

Khách sạn 5 sao Quinter Nha Trang bị Bộ Công an khám xét bất ngờ, cảnh sát bao vây nghiêm ngặt

Đột quỵ, thận hỏng ở tuổi 35: "Thủ phạm" là thứ người Việt đang ăn gần gấp đôi mức khuyến cáo

Cảnh báo khẩn cho những ai đang "khoe ảnh nhà mình" trên Google Maps: Đừng trở thành nạn nhân

Hiện trường ám ảnh vụ tai nạn cướp đi sinh mạng Diogo Jota: Chiếc xe Lamborghini biến dạng, vỡ vụn trên cao tốc

Hải Tú bị lộ loạt ảnh nóng 18+ gây sốc, ai là người rắp tâm hãm hại?