Kinh tế
10/05/2025 06:18Nguyên nhân sâu xa khiến giá điện tăng lên hơn 2.200 đồng/kWh
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm VAT), từ mức 2.103,11 đồng/kWh hiện hành. Mức tăng 4,8% này có hiệu lực từ ngày 10/5, đánh dấu lần điều chỉnh giá đầu tiên kể từ tháng 10/2024. Thời điểm trước giá điện cũng đã tăng với tỷ lệ tương tự.
Việc điều chỉnh giá lần này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 72 của Chính phủ ban hành hồi tháng 3, cho phép giá bán lẻ điện được xem xét thay đổi mỗi 3 tháng nếu chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên.
Tại buổi họp báo chiều 9/5, ông Võ Quang Lâm – Phó tổng giám đốc EVN cho biết, quyết định tăng giá điện đã được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên biến động giá nguyên liệu đầu vào, như than và khí, cùng với khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp.
“Việc điều chỉnh giá bán điện từ ngày 10/5 được EVN cân nhắc kỹ để có sự dung hòa với các nhu cầu, đặc biệt bảo đảm sự cạnh tranh của nền kinh tế và an sinh xã hội”, ông Lâm nhấn mạnh.
Theo EVN, chi phí than nhập khẩu, khí và dầu tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu năm, trong khi tỷ giá USD cũng biến động theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện, đặc biệt là khâu phát điện vốn chiếm khoảng 83% tổng chi phí.
Mỗi hộ gia đình dự kiến sẽ phải trả thêm từ 4.350 đến 62.150 đồng mỗi tháng sau đợt điều chỉnh này. Tuy nhiên, các hộ nghèo và hộ chính sách tiêu thụ không quá 50kWh/tháng vẫn tiếp tục được hỗ trợ tương đương 30kWh, tức khoảng 59.520 đồng/tháng. Việc này nhằm đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.
Liên quan đến tình hình tài chính, lãnh đạo EVN cho biết dù doanh nghiệp dự kiến có lãi trước thuế hơn 4.100 tỷ đồng trong năm 2024, nhưng vẫn còn lỗ lũy kế từ năm 2022 và 2023 lên tới hơn 47.000 tỷ đồng.
Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV EVN, nhận định: “Đến cuối năm 2024, EVN dự kiến sẽ cân bằng được tài chính. Đây cũng là bước khởi đầu mới cho đơn vị bước sang năm nay”.
Trước đó, trong nửa đầu năm 2024, EVN ghi nhận khoản lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức lỗ 29.107 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo tập đoàn cho rằng đợt tăng giá vào tháng 10/2024 đã giúp cải thiện tình hình tài chính trong năm qua.
Về cơ cấu nguồn cung, EVN cho biết thủy điện (vốn có giá thành thấp) hiện chỉ đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng điện, trong khi phần lớn sản lượng còn lại đến từ các nguồn nhiệt điện than, khí, dầu và năng lượng tái tạo với chi phí cao hơn (chiếm tỷ trọng khoảng 83%). Nhu cầu huy động từ các nguồn điện giá cao như tuabin khí LNG, nhiệt điện dầu và nhập khẩu than sẽ tiếp tục gia tăng để đáp ứng sản lượng hệ thống.
Theo An An (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Vợ chuyển khoản cho "đạo sĩ online" suốt 5 năm, chồng bật khóc khi biết số tiền (19/07)
-
Cường Đô La đi khắp thế giới, sống đời vương giả, cuối cùng chỉ để nhận ra giá trị khổng lồ của 1 thứ cực kỳ cơ bản (19/07)
-
Đăng clip TikTok khoe điểm, thủ khoa xinh nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gây bão mạng với lượng view còn hơn cả KOL nổi tiếng (19/07)
-
Đặc trưng của cơn bão Wipha khi vào Biển Đông, miền Bắc có thể mưa lớn 600mm/đợt (19/07)
-
Hiệu trưởng bị tuyên 7 năm tù vì tham ô 10 triệu đồng: Đồng nghiệp nói lời thật lòng (19/07)
-
Bộ ba quyền lực Trump - Putin - Tập có thể gặp nhau tại Trung Quốc (19/07)
-
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
Nam tài xế ở Hà Nội vi phạm nồng độ cồn vì người yêu hỏi: "Anh có yêu em không?" (19/07)
-
Nhóm 10 khách Hà Nội đi Ninh Bình 2 ngày 1 đêm, ăn thoải mái hết hơn 1 triệu (19/07)
-
Sau loạt tiếng nổ vang trời, kho xưởng ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt (19/07)
Bài đọc nhiều



