Kinh tế
23/09/2020 07:50Rút tiền tiết kiệm, mang chục tỷ liều gom đất chờ thời ăn dày
Thổi 'bong bóng 'tài sản ảo, cảnh báo hệ luỵ khó lườngBiến động chục nghìn tỷ, rút tiết kiệm đổ vào 'vòng xoáy' lãi caoBán nhà lầu, rút tiết kiệm đổ tiền tỷ chờ ăn lãi suất cao
Lãi suất tiếp tục giảm
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục giảm lãi suất huy động tiền đồng từ 0,1 -0,4% điểm phần trăm so với đầu tháng 9. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này còn 2,55-2,9%/năm, 3 tháng từ 2,75-3,1%/năm, 6 tháng từ 4,2-4,7%/năm, 12 tháng từ 4,8-5,2%/năm.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa giảm 0,2 điểm phần trăm với tất cả kỳ hạn dưới 12 tháng. Lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng giảm về 3,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 3,6%/năm và 6 tháng còn 4,2%/năm.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), giảm 0,15 điểm phần trăm cho kỳ hạn từ 1-6 tháng và giảm 0,4 điểm phần trăm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng còn 3,95%/năm, 6 tháng ở mức 6,3%/năm, 12 tháng ở mức 7%/năm. Ngân hàng Quốc dân (NCB) lại giảm lãi suất cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, cũng với mức giảm 0,2%/năm. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) từ giữa tháng 9, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tại một số kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) có lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng lên tới 8,4%/năm, nhưng dành cho khách hàng gửi số tiền lớn từ 500 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể, hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng dao động từ 2,55%-4,1%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 4-6,4%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết từ 0,1-7,85%/năm dành cho không kỳ hạn đến 24 tháng. Trong đó Ngân hàng Sài Gòn (SCB) có lãi suất cao nhất là 7,85%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Theo nhận định của giới chuyên môn, xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm vẫn còn tiếp tục. Trong bối cảnh thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào, nhu cầu tín dụng lại thấp do ảnh hưởng của dịch Covid 19 cùng với lạm phát cả năm nay dự báo ở mức 3,5%, vì vậy lãi suất huy động có thể giảm thêm khoảng 0,5-1 điểm %/năm nữa, nhất là với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Tìm kiếm lợi nhuận cao
Lãi suất huy động giảm thì gửi tiết kiệm cũng giảm sự hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, có tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào đâu để sinh lời cao?
Với đại bộ phận dân chúng, thời buổi này tiền gửi ngân hàng mặc dù lãi suất xuống thấp nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận trên tỷ lệ lạm phát. Nếu gửi tại quầy, thì một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đang duy trì lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 15 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Còn gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng, có lãi suất 7,85%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.

Trong lúc nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, thì mục tiêu của người dân và các nhà đầu tư là giữ vững giá trị tài sản hơn tìm kiếm lợi nhuận. Kênh đầu tư mang tính phòng thủ tốt nhất lúc này không gì khác là gửi tiết kiệm. Hơn nữa, do lạm phát thấp, nên gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất thực dương.
Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân cho biết họ vẫn hướng tới việc mua trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản để có lợi nhuận tốt hơn. Mặc dù đã có những cảnh báo về rủi ro, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân lại có nhìn nhận khác.
Một nhà đầu tư cá nhân cho hay nếu mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản lớn, có uy tín, có nhiều dự án đang triển khai thì độ rủi ro thấp. Những doanh nghiệp này đang phát hành trái phiếu với lãi suất 9%/năm cho các kỳ hạn 2-3 năm, cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm. Những doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng thì phát hành những lô trái phiếu có giá trị vài nghìn tỷ không hề tạo ra tài sản ảo, hoàn toàn có đủ khả năng trả nợ. Trái phiếu của những doanh nghiệp này có tài sản đảm bảo, lại được các đơn vị phát hành bảo lãnh, cam kết mua lại khi nhà đầu tư cần bán.
Cho dù lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, nếu 2-3 năm nữa thị trường chưa khởi sắc, thì các doanh nghiệp này vẫn có thể phát hành những lô trái phiếu mới để thanh toán cho các trái phiếu tới hạn vì tài sản vẫn còn đó. Hơn nữa, nguồn cung bất động sản đang giảm và dự báo sau dịch Covid-19 giá sẽ tăng lên. Như vậy, hoàn toàn yên tâm, bởi trong tương lai thị trường bất động sản vẫn sinh lời.
Nhiều ngân hàng trong lúc thừa tiền, cũng đổ hàng nghìn tỷ mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, họ đã tính toán kỹ. Cứ nhìn các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nào nhiều thì mua theo. Trên thực tế, trái phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản lớn, cứ phát hành ra là hết ngay, phải thân quen với đơn vị phát hành mới có thể mua được, nhà đầu tư này nói.
Một số nhà đầu tư khác tiết lộ đã chuyển hướng sang đầu tư đất nền, tại những vị trí tốt, có tương lai. Giá đất nền đang thấp, nhưng sau vài 3 năm nữa chắc chắn sẽ tăng.
Theo Trần Thủy (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Ford chuẩn bị gia nhập thị trường xe điện Việt Nam (18/07)
-
Xuyên đêm tìm kiếm bé trai 8 tuổi nghi bị nước cuốn trôi (18/07)
-
Sao nam bị gạch tên khỏi Running Man mùa 3: Là "ông hoàng thất bại", từng vướng ồn ào "đá xéo" Trấn Thành! (18/07)
-
Bắt thóp công thức "iu đương" của Matthis với Thiều Bảo Trâm và Lê Hoàng Phương (18/07)
-
Tôi hoang mang tột độ khi nhận thùng đồ ăn mẹ chồng gửi, may mà quyết đoán mới cứu được bà (18/07)
-
Mối thù từ 20 năm trước và vụ cháy kinh hoàng khiến 2 người tử vong (18/07)
-
Chi phí cho một chiếc xe xăng, dầu ở Hà Nội sẽ tăng khi áp dụng biểu phí mới (18/07)
-
Dự kiến đến 18/12, CSGT Hà Nội sẽ không ra đường: Hàng triệu tài xế cần cài ngay ứng dụng này (18/07)
-
Tài xế nồng độ cồn rất cao vụ tông 4 người thương vong ở Hà Nội đối mặt án phạt nào? (18/07)
-
Bàng hoàng: Huyền thoại nhảy dù thế giới lao thẳng xuống mặt đất, rơi vào bể bơi tử nạn (18/07)
Bài đọc nhiều




