Kinh tế
27/02/2017 11:15Sẽ xử lý nợ xấu ngân hàng yếu kém theo phương án riêng
Nợ xấu thống kê và công bố tới đây có thể không còn bao gồm phần của các ngân hàng thương mại yếu kém...
Nợ xấu thống kê và công bố tới đây có thể không còn bao gồm phần của các ngân hàng thương mại yếu kém...
![]() |
Thủ tướng vừa ký Nghị quyết số 27/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 của hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Chương trình hành động này đề ra các định hướng nội dung cho các bộ ngành, về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Về vấn đề nợ xấu, chương trình hành động của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
Đáng chú ý, mức mục tiêu dưới 3% nói trên được chú giải không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém - được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước đề cập thời gian gần đây, đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại yếu kém. Việc xử lý gặp khó khăn do một phần trong đó liên quan đến các vụ án lớn đang được xét xử.
Ngoài nội dung trên, chương trình hành động của Chính phủ cũng hướng đến mục tiêu tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Về tổng thể, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô; quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế; điều hành tín dụng phù hợp, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
Chính phủ cũng yêu cầu, ngay trong quý 1/2017, Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ.
Về triển khai nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
Chính phủ đặt yêu cầu, đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel 2 (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 sau khi được phê duyệt; hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và ổn định, an toàn hệ thống.
Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì xây dựng và trình ban hành Luật cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong năm 2017.
Về vấn đề nợ xấu, chương trình hành động của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
Đáng chú ý, mức mục tiêu dưới 3% nói trên được chú giải không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém - được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước đề cập thời gian gần đây, đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại yếu kém. Việc xử lý gặp khó khăn do một phần trong đó liên quan đến các vụ án lớn đang được xét xử.
Ngoài nội dung trên, chương trình hành động của Chính phủ cũng hướng đến mục tiêu tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Về tổng thể, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô; quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế; điều hành tín dụng phù hợp, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
Chính phủ cũng yêu cầu, ngay trong quý 1/2017, Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ.
Về triển khai nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
Chính phủ đặt yêu cầu, đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel 2 (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 sau khi được phê duyệt; hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và ổn định, an toàn hệ thống.
Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì xây dựng và trình ban hành Luật cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong năm 2017.
Theo Thùy Duyên (VnEconomy.vn)
Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới
(17/07)

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 2 loại kem chống nắng giả
(17/07)

Thế giới "phát cuồng" về một sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ Nhật Bản
(17/07)

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 rời mốc 20.000 đồng/lít
(17/07)

Loạt sản phẩm tẩy rửa nổi tiếng D-nee, Hygiene, Tauau bị làm giả, buộc tiêu hủy toàn bộ
(17/07)

Ngân hàng Nhà nước nói gì về thông tin "xóa sổ" tài khoản chưa xác thực?
(17/07)

Hà Nội đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng
(17/07)

Thanh Hóa đẩy mạnh xuất khẩu lao động
(17/07)
Tin mới nhất
-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều

Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội

Nam giảng viên say xỉn lái ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội đối diện mức án nào?

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào?