Kinh tế
29/12/2015 09:06Trung Quốc sang Lào trồng dưa hấu: Việt Nam lại đi giải cứu
Người Trung Quốc đã đổ sang Lào, Campuchia thuê đất trồng dưa hấu và tái xuất trở lại. Dưa Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó gấp bội và đứng trước nguy cơ tắc đầu ra. Thông tin này vừa được đưa ra tại Hội nghị bàn các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015/2016 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/12 đã gây ra nhiều lo ngại.
"Người Trung Quốc sang tận Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha đất tự trồng dưa hấu, do vùng trồng trong nước hạn chế. Đương nhiên, họ sẽ ưu tiên cho dưa hấu của họ nên năm tới, dưa của Việt Nam chắc chắn tiếp tục tắc đầu ra", ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chia sẻ.
Theo ông Định, áp lực cho loại quả nông sản thế mạnh của Quảng Nam, Quảng Ngãi chắc chắn sẽ gia tăng. Nếu như trước đây, dưa hấu Việt Nam chiếm tới 93-98% tổng sản lượng nhập khẩu dưa hấu của Trung Quốc thì với một chiến lược mở rộng vùng trồng này nhiều khả năng thị phần dưa Việt sẽ sụt giảm.
Trung Quốc sang Lào, Campuchia thuê đất trồng dưa, dưa hấu Việt sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ
Đặc biệt, điều này càng đáng lo ngại hơn khi chất lượng dưa hấu Việt Nam bị chê là còn thấp.
"Người dân của ta trồng dưa không theo một chuẩn nào. Thông thường, một dây dưa chỉ được để một quả để đảm bảo quả đều, đẹp, chất lượng tốt với khoảng cách từ gốc đến đoạn để quả là bao nhiêu cm. Tuy nhiên, hiện nay dân cứ thấy quả sai là để, có dây dưa để tới 2-3 quả liền khiến chất lượng quả kém, lộn xộn, không đều", ông Định lo lắng.
"Thương lái Trung Quốc rất tinh, chỉ cần vỗ bên ngoài quả dưa là biết quả nào ngon hay không ngon. Thông thường, họ chỉ chọn lấy những quả dưa đẹp nên mất rất nhiều thời gian và làm chậm thời gian thông quan cho các xe dưa sau", ông Định nói.
Đó cũng là lý do mà năm nào cũng vậy, dưa hấu Việt Nam vào chính vụ thì ùn tắc ở cửa khẩu, cuối vụ thì giá rớt thê thảm. Mùa dưa năm 2014, giá dưa đang từ mức 6.000-8.000 đồng/kg đã tụt xuống chỉ còn 2.000 đồng/kg, khiến nông dân khóc ròng. Cả nước đã phải vào cuộc giải cứu dưa hấu cho dân miền Trung. Và với tình hình trên liệu ế ẩm có lặp lại và cả nước lại đi giải cứu.
1000 xe dưa dồn ứ: Không tái diễn
Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sản lượng dưa hấu dự kiến năm tới vào khoảng 1,5 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ dưa hấu tại thị trường trong nước chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là xuất khẩu. Với xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 85-90%, 10% còn lại xuất khẩu sang Lào, Campuchia.
Bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thừa nhận, nỗi lo lớn nhất là việc ùn tắc xuất khẩu dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh sẽ tái diễn. Tình trạng này thường xảy ra vào thời điểm cận Tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch Đông-Xuân, Xuân-Hè (trung tuần tháng 3 và tháng 4) gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân.
"Đã có thời điểm, cùng một lúc, hơn 1.000 xe xếp hàng dài nhiều cây số trên đường vào khu vực cửa khẩu Tân Thanh. Mỗi xe phải chờ đợi khoảng 3-7 ngày mới có thể giao hàng làm dưa xuống cấp, chất lượng bị ảnh hưởng dẫn ến việc bị ép giá và phải đổ bỏ", bà Thảo cho hay.
Theo ông Trần Xuân Định, để giải quyết vấn đề trên, đối với vùng trồng dưa, chính quyền địa phương cần hướng dẫn người dân xen canh, giãn bớt vụ ra khoảng 25-30 ngày để giảm áp lực tiêu thụ. Đồng thời, phải kết nối cho doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào khâu tiêu thụ giống như vụ vải thiều vừa qua để chủ động thị trường hơn.
Bà Dương Phương Thảo bổ sung, giải pháp căn cơ nhất là vận động doanh nghiệp, địa phương xây dựng mô hình chuyên canh tập trung, ưu tiên hỗ trợ đầu tư các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản dưa ngay tại vùng sản xuất.
Bà cho biết, trước mắt, dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và thời điểm thu hoạch vụ dưa hấu năm 2016, hai Bộ Công Thương- Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị tỉnh Lạng Sơn phải điều tiết tại cửa khẩu bằng nhiều giải pháp như chọn địa điểm rộng, thuận lợi về giao thông để tập kết các xe chở dưa hấu chưa đến lượt thông quan. Nếu tỉnh Lạng Sơn không có địa điểm thì tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh sẽ phải bố trị hỗ trợ địa điểm lân cận vùng cửa khẩu Tân Thanh để giảm tải lưu lượng xe.
Với giải pháp này, dự kiến, lượng xe ở cửa khẩu Tân Thanh sẽ không quá 500-600 lượt/ngày.
Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu cũng dự kiến sẽ đàm phán với chính quyền Trung Quốc để điều chỉnh chính sách biên mậu, mở thêm cửa khẩu, tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam thông quan.
Theo Bảo Hân (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Ca cấp cứu đặc biệt cho nam du khách người nước ngoài bất tỉnh trên đường do ngộ độc bóng cười (05/07)
-
Chưa từng có: iPhone đồng loạt giảm giá nhờ thuế VAT, đây có phải lúc 'xuống tiền'? (05/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỷ đồng, đèn LED tùy biến lần đầu xuất hiện, chạy 583km/sạc, sạc 2 năm không tốn tiền (05/07)
-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
-
HAGL chiêu mộ ngoại binh Brazil cao 1m83, gạch tên tiền đạo 8 tháng chưa ghi bàn? (05/07)
-
Hàng hóa đồng loạt giảm giá (05/07)
-
Sao HAGL ghi bàn, U23 Việt Nam lần thứ 2 đánh bại Đài Bắc Trung Hoa (05/07)
-
Kinh hoàng sư tử vượt tường tấn công phụ nữ, trẻ em giữa phố ở Pakistan (05/07)
-
Công bố thông tin quan trọng liên quan đến Căn cước công dân của gần 9 triệu người dân Hà Nội (05/07)
Bài đọc nhiều




