Kinh tế
22/02/2017 14:05Vì sao doanh nghiệp Nhật chỉ trả cho lao động Việt 50% mức lương của công nhân Trung Quốc?
Lương của lao động Việt Nam nhận được khi làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản chỉ bằng ½ người Trung Quốc. Câu trả lời là năng suất lao động và sự chuyển dịch sản xuất sang công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị.
![]() |
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam, nhận xét rằng mức lương này cho thấy Việt Nam vẫn là thị trường có chi phí nhân công rẻ so với các nước khác. Theo ông Kawada, đây cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến.
Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia không cho rằng giá nhân công thấp là một lợi thế cạnh tranh tốt. Nguyên nhân của việc lao động ở Việt Nam chỉ được doanh nghiệp Nhật Bản trả lương thấp bằng một nửa so với tại Trung Quốc là do năng suất lao động quá thấp.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: “Năng suất lao động liên quan mật thiết với thu nhập bình quân của người lao động, bởi đó là thặng dư giá trị họ mang về cho mình”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá năng suất của người lao động dựa trên giá trị tạo ra/thời gian thực. Có thể hiểu đó là giá trị tiền lương tạo ra trong 1 tiếng, 1 ngày hay 1 năm. Đối với Việt Nam, ILO xếp hạng năng suất lao động của nước ta vẫn thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo ILO, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia.
Tuy báo cáo của ILO đã cho thấy rõ thứ hạng của Việt Nam trên thế giới, song chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không cho rằng lỗi hoàn toàn do người công nhân. Bà chỉ ra vấn đề ở công tác đào tạo dạy nghề, quy hoạch và dự báo ngành nghề.
“Tôi cho rằng, không được đổ năng suất lao động thấp vào hết người lao động, vì bản chất người lao động Việt Nam rất chịu khó, rất sáng tạo. Các cuộc thi về tay nghề của Việt Nam đứng hàng đầu khu vực; chỉ số IQ của người Việt Nam (96) chỉ xếp sau người Singapore (103),... Vậy vì sao lại thấp hơn so với các nước khác? Đây là thực tế phải nhìn vào công tác đào tạo dạy nghề, quy hoạch và dự báo ngành nghề” – Bà Phạm Chi Lan nói.
Toyota, Canon, Brother,... là những doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Dù đã hoạt động nhiều năm nay, nhưng nhiệm vụ chính của chi nhánh Việt Nam vẫn chủ yếu là lắp ráp, công đoạn tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Điều này cũng khiến đồng lương mà người lao động Việt Nam nhận được không thể cao.
Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đánh giá Việt Nam vẫn nằm ở đáy của “đường cong nụ cười” sau nhiều năm có sự hiện diện của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Theo ông Vũ Thành Tự Anh, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam chỉ đang thực hiện khâu gia công, lắp ráp, sản xuất. Và khi những doanh nghiệp này còn tiếp tục hoạt động trong những khâu mang về giá gia tăng thấp thì người công nhân không thể nhận được lương cao.
Theo Diệu Quân (Cafef.vn/Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
VF3 trở thành mẫu xe bán chạy nhất của VinFast, hơn 120 xe "lăn bánh" mỗi ngày (12/07)
-
Máy bay hỗn loạn vì nhóm fan cuồng xông vào khoang thương gia “săn” thần tượng, 3 tiếp viên chật vật van xin (12/07)
-
Bất ngờ: Facebook bị "réo tên" trong top ứng dụng người Việt muốn xóa nhiều nhất (12/07)
-
Rầm rộ hình ảnh chưa từng công bố của Thuỳ Tiên trước khi bị bắt tạm giam (12/07)
-
Đang tìm kiếm thanh niên nhảy cầu, công an phát hiện cảnh bất ngờ bên bờ sông (12/07)
-
Hai anh em ruột bị đâm chết trên bàn nhậu ở Đồng Tháp (12/07)
-
Nam thanh niên làm "logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ (12/07)
-
Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt (12/07)
-
"Mẹ mất 11 năm vẫn lo cho con" và sự tử tế của 1 người lạ khiến cả Threads khóc lụt (12/07)
-
Cảnh sát khống chế nhóm người ở TP HCM cản trở CSGT làm nhiệm vụ (12/07)
Bài đọc nhiều




