Kinh tế
19/08/2019 09:09Việt Nam đang có bao nhiêu tiền mặt trong lưu thông?

Như chúng tôi đề cập ở bản tin trước, Nhà máy In tiền Quốc gia đã có thông tin về khoản lỗ giữa kỳ trên báo cáo tài chính vừa công bố.
Trong thông tin cập nhật, Nhà máy cho biết số liệu kỳ báo cáo trên chỉ là tạm tính, không thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động. Đáng chú ý, số lượng, doanh thu và chi phí từ hoạt động in đúc tiền của Nhà máy là hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu tiền mặt trong nền kinh tế.
Vậy lượng tiền mặt trong lưu thông của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Lượng tiền mặt này diễn biến thế nào trong thời gian qua?
Đi cùng với tăng trưởng và độ lớn của nền kinh tế qua thời gian, hàng năm Việt Nam đều có mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, như giai đoạn gần đây vào khoảng 14 - 16% mỗi năm.
Cập nhật gần nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 5/2019, số dư tổng phương tiện thanh toán đã đạt đến quy mô 9.706.888 tỷ đồng (tăng 5,37% so với cuối năm 2018). Quay ngược về tháng 12/2013, quy mô này chỉ ở mức 4.400.692 tỷ đồng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 5/2019 ở mức 11,67%. Tính theo số dư quy mô tổng phương tiện thanh toán nói trên, tỷ trọng tiền mặt lưu thông tương ứng với quy mô 1.132.793,83 tỷ đồng.
Có một điểm đáng chú ý, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam gần như không mấy thay đổi trong nhiều năm qua (đồng nghĩa với quy mô tăng đều theo tổng phương tiện thanh toán hàng năm).
Dữ liệu mẫu suốt từ năm 2013 đến nay cho thấy, diễn biến qua các tháng trong năm, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán phổ biến chỉ xoay quanh mức 11,5% mà không nhiều thay đổi hoặc có biến động nào lớn.
Xét theo dữ liệu mẫu trong khoảng 7 năm qua cũng cho thấy một điểm thú vị: diễn biến tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán góp phần phản ánh cho yếu tố mùa vụ, hoặc mùa cao điểm chi trả tiền mặt trong năm của hoạt động ngân hàng thương mại và cũng có thể xem là mùa cao điểm nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế.
Cụ thể, tỷ trọng này hàng năm đều bật lên cao hẳn vào tháng 1 và 2 - khoảng thời gian của Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, lên trong khoảng 14 - 15%, sau đó lại nhanh chóng trở về quanh 11,5% các tháng còn lại. Diễn biến này gần như đồng nhất trong 7 năm qua, theo dữ liệu mẫu từ 2013 đến nay.
Theo Lam Giang (Bizlive.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Thông tin mới vụ Chủ tịch Công ty cổ phần nước GMT lừa đảo chiếm đoạt tài sản (18/07)
-
Đột quỵ "rất sợ" bài tập này: Cực dễ thực hiện, chỉ 10 phút/ngày cũng đem lại hiệu quả bất ngờ (18/07)
-
Ngoại tình với nhân viên bị bắt tại trận, CEO công ty tỷ đô gửi tâm thư (18/07)
-
Mắng chửi, đòi thu tiền đỗ xe tại vỉa hè nhà tang lễ ở Hà Nội, người phụ nữ lập tức "lên phường" nộp phạt (18/07)
-
Cầu thủ U23 Việt Nam hứa mang Cúp vô địch Đông Nam Á về nước (18/07)
-
Dự báo điểm chuẩn chi tiết từng ngành vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (18/07)
-
Công bố trọng tội hiếp dâm khiến Ngô Diệc Phàm vào "nhà đá" 13 năm và bị trục xuất khỏi Trung Quốc (18/07)
-
Tổn thất của Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột (18/07)
-
MU tăng giá Mbeumo lên 70 triệu bảng, "bom tấn" sắp nổ (18/07)
-
Á khoa khối C00 ở Thanh Hóa có mẹ làm ruộng, bố là công nhân (18/07)
Bài đọc nhiều




