Pháp luật
23/09/2016 16:22Huỳnh Thị Huyền Như lại ra tòa trong vụ chiếm đoạt 670 tỷ của ACB
![]() |
Tại phiên tòa xét xử vụ án Huỳnh Thị Bảo Ngọc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sáng nay, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Khoảng 10h đại diện VKSND công bố xong cáo trạng. Phiên tòa bắt đầu vào phần xét hỏi, bước đầu, Huỳnh Thị Bảo Ngọc khai chỉ thoả thuận với Huyền Như hợp đồng tiền gửi chứ không thỏa thuận việc trả mình lãi suất ngoài.
Theo cáo trạng, năm 2010, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thống nhất chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng, giao kế toán trưởng tổ chức thực hiện. Tháng 6/2011, ACB phê duyệt hạn mức tín dụng ấn định tại Vietinbank là 1.500 tỷ đồng, thời hạn 6 tháng. Có 19 nhân viên của ACB được ủy thác số tiền trên, trong đó có 17 nhân viên thuộc Phòng Quản lý quỹ, do đó việc giao dịch được giao cho Trưởng phòng Huỳnh Thị Bảo Ngọc.
Bảo Ngọc tiến hành thăm dò lãi suất tín dụng tiền gửi, đồng thời liên hệ với Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank TPHCM) để mang tiền của ACB đi gửi tiết kiệm. Hai người thỏa thuận tiền của ACB sẽ được trả lãi suất 18,8 – 20%/năm. Lãi suất này bao gồm cả lãi suất “ngoài hợp đồng” 4,8 – 6%/năm, trong đó người gửi tiền hưởng 3,8 – 4%/năm, Ngọc hưởng 0,1-1,5%/năm). Ngọc bị cáo buộc không báo cáo lãnh đạo ACB việc Huyền Như trả “lãi suất ngoài hợp đồng” cho mình.
![]() |
Huỳnh Thị Huyền Như. |
Đáng chú ý, các hợp đồng giữa 17 nhân viên với Vietinbank đều có quy định “Bên nhận tiền gửi được tự động trích toàn bộ số tiền gửi sang tài khoản tiền gửi kỳ hạn, trả lãi sau”. Các chủ tài khoản cũng ký các lệnh chi để chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, Bảo Ngọc không yêu cầu 17 nhân viên lấy lại sổ tiết kiệm để quản lý. Lợi dụng các điều kiện thông thoáng do Bảo Ngọc tạo ra, Huyền Như chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng của ACB.
Cụ thể, Huyền Như làm giả 9 lệnh của 6 chủ tài khoản để chuyển gần 122 tỷ đồng sang tài khoản khác. Như còn lập 89 sổ tiết kiệm trị giá hơn 535 tỷ đồng nhưng không giao sổ cho các chủ thẻ. Sau đó, đối tượng giả lệnh chi, chữ ký của các chủ thẻ để thế chấp vay hoặc chuyển sang tài khoản khác rồi chiếm đoạt hơn 535 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như đã bị tuyên án chung thân năm 2015. Liên quan đến việc ủy thác gửi tiền của ACB, một loạt lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này đã bị tuyên phạt về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) lĩnh 18 năm tù, ông Lý Xuân Hải (cựu Tổng giám đốcACB) lĩnh 8 năm tù. Ba phó chủ tịch HĐQT ACB gồm Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị phạt từ 3 - 5 năm tù; cựu Phó tổng giám đốc ACB Huỳnh Quang Tuấn nhận 2 năm tù.
Theo Xuân Ân - Thanh Hà (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




