Pháp luật
10/02/2022 07:44Vụ buôn lậu khủng xăng giả: Cán bộ hải quan bị cáo buộc nhận tiền
Tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu hoán đổi tiền góp vốn tại Công ty TNHH Hưng Lộc Phát lấy 4 tàu thủy (Nhật Minh 06, 07, 08 và 09) để buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam. Hữu bàn bạc, thỏa thuận góp vốn để buôn lậu với Đào Ngọc Viễn (bị can, cựu Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng). Sau đó, Hữu, Viễn và 3 người khác góp 53,4 tỷ đồng để mua xăng với thỏa thuận lợi nhuận chia Hữu 40%, Viễn và những người còn lại nhận 60%.
Viễn giới thiệu cho Hữu liên hệ với chủ hàng ở Singapore và điều 2 tàu biển chuyên dụng có tổng trọng lượng 8.000 tấn đậu tại vùng biển tự do (vùng giáp ranh giữa các nước Singapore, Indonesia, Malaysia), chờ khi có tín hiệu, 2 tàu này sẽ vào cảng Vopak (Singapore) để nhận hàng.
Khi 2 tàu này về vùng biển Việt Nam, Hữu đưa 3 tàu Nhật Minh 07, 08, 09 ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu (đoạn thuộc tỉnh Vĩnh Long) và 2 tàu Khánh Hòa 1, 3 đưa vào cảng Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) để tiêu thụ.

Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Hữu và Viễn cùng các đồng phạm đã vận chuyển về Việt Nam 204 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2.800 tỷ đồng. Trong đó, đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 105 tỷ đồng.
Cũng theo KLĐT, Ngô Văn Thụy thời điểm đó là Đội trưởng đội 3 - Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, được giao nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu trên địa bàn từ Bình Thuận trở vào các tỉnh, thành phía Nam. Thụy phát hiện thông tin có tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu về tỉnh Vĩnh Long nên đã tổ chức triển khai bắt giữ. Tuy nhiên, trong lúc triển khai, Thụy đã ra lệnh cho cán bộ Đội 3 quay về TPHCM và không báo cáo cấp trên về kết quả thực hiện và đề xuất tiếp theo về nội dung tàu Nhật Minh vận chuyển xăng dầu nhập lậu về tỉnh Vĩnh Long.
Khi biết Thụy đang triển khai bắt giữ tàu Nhật Minh, Hữu gọi cho Nguyễn Hữu Tứ (bị can, sinh năm 1966, ngụ Vĩnh Long) giải quyết và Tứ đã nhờ người giới thiệu gặp Thụy để mua chuộc. Tại nhà hàng Biển Đông (TP Cần Thơ), Tứ cùng đàn em đem phong bì 10.000 USD đưa cho Thụy, Thụy không nhận. Ba ngày sau, Tứ bỏ thêm một thẻ ATM trong tài khoản có 100 triệu đồng vào phong bì 10.000 USD đến nhà Thụy ở TPHCM, tiếp tục đặt vấn đề không bắt tàu Nhật Minh. Tiếp sau đó, Hữu gặp Thụy tại nhà riêng và đưa 500 triệu đồng để nhờ Thụy giúp đỡ.
Khi mới bị bắt tạm giam, ban đầu Thụy thừa nhận việc gặp và nhận tiền của nhóm Hữu tại nhà riêng. Thụy đã tiêu xài hết 500 triệu đồng và 10.000 USD nhận từ Tứ và Hữu. Tuy nhiên, sau đó Thụy phủ nhận việc nhận tiền để không bắt giữ tàu Nhật Minh.
Cơ quan điều tra kết luận, đủ cơ sở khẳng định Ngô Văn Thụy đã thực hiện hành vi phạm tội nhận hối lộ số tiền 500 triệu đồng, 10.000 USD và một thẻ ATM trong tài khoản có số dư là 100 triệu đồng.
Kết luận điều tra cũng nêu, trong quá trình thực hiện lệnh khám xét nơi ở của Ngô Văn Thụy, cơ quan điều tra thu giữ được thẻ ATM mang tên Nguyễn Hữu Tứ và một sừng tê giác trắng có trọng lượng 639 gram. Thụy trình bày với cơ quan điều tra sừng tê giác này là của bố Thụy…
Theo Tân Châu (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
-
Bà Paetongtarn lên tiếng sau bê bối hàng loạt cao tăng Thái Lan bị lừa tình (18/07)
-
Snoop Dogg gia nhập Swansea City: Từ huyền thoại rap đến ông chủ bóng đá (18/07)
-
Làm sao nhận biết khách muốn "bom hàng" khi bán online? (18/07)
-
Trực tiếp về chùa - nơi Thiên An đăng hình ảnh 2 chiếc bài vị: Trụ trì chia sẻ thông tin hiếm (18/07)
-
Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh (18/07)
-
Bao giờ Honda khai tử xe máy chạy xăng? (18/07)
-
Tìm bị hại vụ "thổi vốn" lên 42.000 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (18/07)
-
Thủ khoa khối C Đà Nẵng bật mí bí quyết đạt điểm cao nhất (18/07)
Bài đọc nhiều




