Pháp luật
21/06/2020 13:55Vụ thảm án ở Điện Biên: Xử lý như thế nào khi nghi phạm gây án đã tử vong?
Vào sáng 20/6, tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xảy ra vụ án làm chết 3 người, trong đó có một cặp vợ chồng.
Những người tử vong được xác định bao gồm ông Đàm Văn Lực (sinh năm 1963, trú tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), ông Nguyễn Khánh Chung (sinh năm 1967), bà Trần Thị Thu (sinh năm 1980 - là vợ của ông Nguyễn Khánh Chung, trú tại khối Tân Giang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).

Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, nghi phạm sát hại ông Nguyễn Khánh Chung và bà Trần Thị Thu là Đàm Văn Lực. Tuy nhiên, Lực đã tử vong.
Vụ án mạng nghiêm trọng trên hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về việc nghi phạm gây án đã tử vong, cơ quan pháp luật sẽ xử lý vụ án thế nào?
Để giải đáp thắc mắc trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội).
Luật sư Cường nhận định: Với vụ việc ở Điện Biên, cơ quan điều tra sẽ sớm khởi tố vụ án giết người để tiến hành hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.
Đồng thời, sẽ thu thập các dấu vết trên hiện trường, lấy lời khai người làm chứng, khám nghiệm tử thi, thu giữ các hung khí để xác định nguyên nhân, động cơ, hiện biến hành vi của đối tượng và hậu quả xảy ra....
Trong trường hợp kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ nợ nần giữa hai bên, Đàm Văn Lực đã điên cuồng sát hại vợ chồng nạn nhân Nguyễn Khánh Chung rồi tự sát, ngoài ra không có đồng phạm khác, không có người khác thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án với lý do người phạm tội duy nhất đã chết.
Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự thì chỉ được đặt ra nếu người gây án có tài sản.
Trong trường hợp này thì gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu kẻ đã sát hại nạn nhân phải bồi thường thiệt hại.
Khi đó, những người thừa kế sẽ phải sử dụng tài sản do đối tượng gây án để lại thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, sau khi thực hiện nghĩa vụ xong nếu còn lại tài sản thì mới chia thừa kế.
Trường hợp kẻ gây án cũng không còn tài sản nào khác thì người bị hại, gia đình của họ không có cơ hội được bồi thường.
Theo Hoàng Hải (Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




