Phong Cách

Mụn đầu đen ở mũi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mụn đầu đen ở mũi sẽ khiến nam giới vô cùng khó chịu và mất tự tin. Hãy để bài viết này gợi ý bạn cách giải quyết tình trạng trên.

Mụn đầu đen ở mũi rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải nhất là đàn ông. Mụn đầu đen tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.

Vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả an toàn dễ áp dụng.

1. Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên ăn những món nhiều đường, sữa, dầu mỡ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn hoạt động mạnh hơn, mụn đầu đen nổi nhiều hơn.

- Sự xâm nhập của vi khuẩn P.Acnes: môi trường ô nhiễm, ga giường, gối, nệm và khăn lau mặt không vệ sinh sạch sẽ… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt vi khuẩn P.Acnes gây mụn đầu đen ở mũi.

- Rối loạn nội tiết tố: hormone thay đổi bất thường làm mất cân bằng gây nổi mụn, đặc biệt mụn đầu đen ở mũi. Rối loạn nội tiết tố có nhiều nguyên nhân khác nhau như giai đoạn dậy thì hay mãn dục, thức khuya…

- Tự ý dùng thuốc: thành phần trong một số loại thuốc có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, nếu người bệnh muốn dùng sản phẩm này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mụn đầu đen ở mũi: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Hướng dẫn cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc tại nhà hiệu quả

Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày

Rửa mặt sạch sâu mỗi ngày rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da của mình và rửa nhẹ nhàng. Trong lúc rửa, hãy mát-xa da mặt theo hướng vòng tròn từ dưới lên. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần lại không làm da sạch hơn mà còn khiến da khô, tăng tiết bã nhờn, nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày.

Tẩy tế bào chết ở mũi

Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Salicylic Acid, Axit Glycolic, Axit Lactic giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, lỗ chân lông được thông thoáng và điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tẩy tế bào chết vì sản phẩm này có thể làm da khô, bong tróc và kích ứng. Hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, đặc biệt da khô và da nhạy cảm chỉ thực hiện 1 lần/tuần.

Miếng dán lột mụn mũi

Miếng dán lột mụn mũi là phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để da không kích ứng, bạn hãy dùng sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính và có nguồn gốc uy tín.

Khi dùng miếng dán lột mụn, đầu tiên cần làm da sạch sâu. Sau đó, bạn đặt miếng dán mụn lên da mũi đã được làm ẩm, ấn nhẹ nhàng miếng dán vào da và chờ khoảng 15 phút. Cuối cùng, hãy lột miếng dán và rửa sạch vùng da mũi lại với nước.

Mụn đầu đen ở mũi: Nguyên nhân và cách khắc phục - 1

Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính giúp làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn mụn đầu đen. Hiện, than hoạt tính rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ,… Bạn đắp mặt nạ than hoạt tính trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm để da không khô.

Sử dụng mặt nạ đất sét

Đắp mặt nạ đất sét có tác dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Mặt nạ này có thành phần lưu huỳnh – chất có khả năng phân hủy da chết giúp điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy thử sản phẩm lên một góc nhỏ trên da và quan sát phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt vì một số người dị ứng với lưu huỳnh.

Peel da vùng mũi

Peel da là phương pháp điều trị các loại mụn kể cả mụn đầu đen ở mũi. Phương pháp này dùng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da khỏi bề mặt da và thay thế một lớp mới, giúp giảm mụn đầu đen ở mũi.

Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu

Kem chống nắng không chứa dầu sẽ không làm lỗ chân lông bít tắc và gây nổi mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, bác sĩ dùng đồ trang điểm, mỹ phẩm không chứa dầu để hạn chế gây mụn cho da.

Thùy Dương (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/mun-dau-den-o-mui-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-d200232.html