Thế giới

BBC: MH-17 có thể bị chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ

Nguyên do dẫn tới sự sụp đổ của chuyến bay chở khách mang số hiệu MH-17 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines có thể là do bị trúng tên lửa từ chiến đấu cơ của Ukraine.

Nguyên do dẫn tới sự sụp đổ của chuyến bay chở khách mang số hiệu MH-17 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines có thể là do bị trúng tên lửa từ chiến đấu cơ của Ukraine.
Theo tiết lộ từ tờ Daily Mail Address của Anh, kết luận trên được BBC đưa ra trong bộ phim tài liệu mới "Tài liệu bí mật: Ai bắn rơi MH-17" dự kiến sẽ được phát sóng vào ngày 3/5.
 

Cảnh quay mô phỏng vụ tấn công tên lửa khiến MH-17 gặp nạn.

 
Tờ báo Anh cho biết, bộ phim tài liệu dẫn các lời khai của các nhân chứng cho biết, chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines bị bắn rơi bằng tên lửa Buk do Nga chế tạo.
 
Mặc dù các nhà điều tra phương Tây tuyên bố rằng chiếc máy bay chở khách của Malaysia Airlines bị rơi do trúng tên lửa Buk do Nga sản xuất, được bắn ra từ một khu vực do lực lượng ly khai ủng hộ Nga kiểm soát, bộ phim tài liệu của BBC lại chú ý đến lời của các nhân chứng cho rằng nó bị một chiếc máy bay chiến đấu bắn hạ.
 
"Đó là mùa hè, thời điểm thu hoạch. Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn. Lúc đầu, chúng tôi nhìn thấy khói đen và hai chiếc máy bay nhỏ như đồ chơi bạc. Một chiếc bay thẳng, còn chiếc thứ ngược lại nơi vụ nổ xảy ra và bay về hướng nó đã đến", BBC dẫn lời nhân chứng Natasha Beroninu cho hay.
 
Một nhân chứng khác thậm chí còn nói rằng họ đã nhìn thấy chiếc máy bay phản lực phóng tên lửa trước khi nghe thấy tiếng nổ lớn.
 
Tờ Sunday Express của Anh ghi nhận rằng nhà báo điều tra người Đức, Billy Six, đã phỏng vấn 100 nhân chứng trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu trên và 7 người trong số đó cho biết họ đã nhìn thấy một máy bay chiến đấu gần chiếc MH-17 khi thảm kịch xảy ra.
 
Họ tin rằng hai chiếc máy bay xuất hiện gần MH-17 trong thời điểm xảy ra thảm kịch. Một chiếc bắn tên lửa không-đối-không, trong khi chiếc kia ở phía sau buồng lái của MH-17.
 
Tuy nhiên, phi công Vladislav Voloshin - người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ việc, đã bác bỏ. Trong cuộc phỏng vấn, Voloshin nói rằng ông không thực hiện chuyến bay nào vào ngày hôm đó và máy bay của mình thường không mang tên lửa không-đối-không, chỉ mang tên lửa không-đối-đất.
 

Hiện trường thảm kịch MH-17.

 
Một giả thuyết khác cũng được đề cập trong phim tài liệu là máy bay đã phát nổ trong một "hoạt động khủng bố" do CIA hậu thuẫn, trong đó hai quả bom đã được cài trên máy bay chở khách.
 
Cáo buộc này được đưa ra bởi nhà điều tra độc lập, Sergey Sokolov, người tuyên bố rằng CIA đã được sự giúp đỡ của cơ quan mật vụ Ukraine và dịch vụ bảo vệ Hà Lan, để cài bom trên máy bay ở Hà Lan.
 
Ông nói: "hành động khủng bố này là một cái cớ trước hết là để tăng cường biện pháp trừng phạt Nga, thứ hai là để cho thế giới thấy rằng Nga là một quốc gia man rợ và thứ ba là tăng cường sự hiện diện của NATO ở châu Âu, đặc biệt là ở Ukraine".
 
Ngày 17/17/2014, chuyến bay MH-17 của Malaysia Airlines bị rơi trên bầu trời Donetsk giết chết hơn 200 hành khách và phi hành đoàn.
 
Chính phủ Kiev đổ lỗi cho lực lượng ly khai Donbass bắn hạ chiếc máy bay của Malaysia, tuy nhiên lực lượng này phủ nhận cáo buộc với lý do không có loại vũ khí nào có thể bắn hạ máy bay ở độ cao như vậy.
 
Mỹ tuyên bố có bằng chứng củng cố kết luận của chính phủ Kiev, nhưng chưa cho công bố chính thức.
 
 
Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố các dữ liệu quan sát của mình về tình hình ở Donetsk trước thảm kịch cho thấy chiếc MH-17 có thể đã bị bắn hạ bởi tên lửa Buk từ một chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Syria. Theo dữ liệu của Nga, một chiếc máy bay quân sự của Ukraine, dường như là Su-25, đã xuất hiện gần MH-17 trước thảm kịch.
 
Báo cáo trên được ban hành trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài từ tháng 4/2014 tại miền Đông Ukraine đã khiến khoảng 9.200 thiệt mạng, 21.000 người bị thương vẫn tiếp diễn.
 
Một loạt các thỏa thuận ngừng bắn đã giúp giảm cường độ bạo lực, nhưng các cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn tiếp tục. Một thỏa thuận hòa giải chính trị bền vững vẫn còn xa vời.
 
Kiev và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ binh sĩ và vũ khí cho lực lượng ly khai ở Donbass, Moscow đã bác bỏ.
 
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cảnh báo nó có thể mất nhiều năm để kết thúc một cuộc chiến tranh đã đưa quan hệ giữa Moscow với phương Tây đến mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
 
>> Công bố kết luận cuối cùng bên xác máy bay MH17
>> Tìm thấy hài cốt của nạn nhân trong vụ máy bay MH17
>> Phi công Ukraine bị tố "bắn hạ MH17" bất ngờ lộ diện
>> Ngày 13.10 công bố kết luận nguyên nhân thảm kịch máy bay MH17
 
Theo Hoàng Hải (Nguoiduatin.vn)