Thế giới

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan

Người này có mối quan hệ vô cùng đặc biệt với Hòa Thân.

Con đường trở thành đại tham quan của Hòa Thân

Nhắc tới cái tên Hòa Thân, hậu thế thường nhớ tới hình ảnh một đại tham quan dưới triều của hoàng đế Càn Long với những thủ đoạn vô cùng tinh vi.

Hòa Thân (1750 – 1799), nguyên tên là Thiện Bảo, người tộc Nữu Hỗ Lộc (Niohuru) thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu, tên đầy đủ là Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công.

Năm lên 3 tuổi, mẹ ruột của ông qua đời sau khi sinh hạ em trai. 6 năm sau, Hòa Thân lại phải chịu cảnh mồ côi cha. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả.

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan
Hòa Thân thường khiến người ta nhớ hình ảnh một đại tham quan dưới triều vua Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Theo cuốn Toàn thư lịch sử Trung Quốc, năm 1761, vì học giỏi, anh em Hòa Thân được tuyển chọn vào Hàm An Cung. Đây là trường dành riêng cho con em quan lại. Đặc biệt, phải là con cháu Bát Kỳ mới được vào học. Tuy nhiên, học phí của Hàm An Cung rất cao. Cha của hai anh em là quan thanh liêm nên gia sản không có nhiều, vì thế Hòa Thân đã phải bán đi tài sản cha để lại để lấy tiền đi học.

Ngay từ khi đi học, Hòa Thân đã rất chú trọng học các thứ tiếng như Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, thuộc nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh. Đặc biệt ông ta còn học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để lấy thiện cảm từ hoàng đế.

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan - 1
Nhờ sự khôn khéo của mình, Hòa Thân dễ dàng có được sự tín nhiệm của Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Năm 1774, Hòa Thân phải nộp tiền để được nhận làm tam đẳng thị vệ - một chức vị rất nhỏ bé. Nhờ sự khôn khéo của mình, Hòa Thân dễ dàng có được sự tín nhiệm của Càn Long và thành công đạt đến đỉnh cao của quyền lực và tiền bạc.

Hoà Thân được phong là Nhất đẳng Trung Tương công, giữ chức Văn Hoa điện Đại học sĩ, Nội các thủ tịch Đại học sĩ, Lĩnh ban quân cơ Đại thần, Lại bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, Lý phiên viện Thượng thư, Nội vụ phủ Tổng quản, Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ... Đây đều là những chức quan quan trọng của triều đình và một mình Hòa Thân kiêm nhiệm hết. Qua đây, ta có thể thấy được sự ưu ái của Càn Long đối với Hòa Thân.

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan - 2
Quyền lực mà Càn Long trao cho Hòa Thân khiến ông ta tự coi mình hơn cả người kế vị của hoàng đế. (Ảnh: Sohu)

Quyền lực mà Càn Long trao cho Hòa Thân khiến ông ta tự coi mình hơn cả người kế vị của hoàng đế. Gia Khánh nguyên niên năm 1796, Càn Long tổ chức đại lễ truyền ngôi hoàng vị cho Hoàng thập ngũ tử Gia Thân vương Vĩnh Diễm, còn mình thì làm Thái Thượng hoàng. Tuy không làm Hoàng đế nhưng Càn Long vẫn chưa trao hoàn toàn quyền lực cho Gia Khánh. Những việc quốc gia đại sự như liên quan đến quân đội, hay dùng người trong triều đều phải bẩm tấu lên Thái Thượng hoàng, cũng chính vì thế mà Hòa Thân vẫn còn đầy quyền thế trong triều.

Năm Gia Khánh thứ hai (năm 1797), khi Càn Long thượng triều, có để cho Hòa Thân đứng ở trên phải mình, Gia Khánh đứng ở bên trái mình. Bởi Càn Long nói rất nhỏ, Hòa Thân sẽ truyền đạt lại lời của Càn Long, bởi thế Hòa Thân nói thế nào thì phải là thế ấy.

Trên danh nghĩa, Gia Khánh là hoàng đế, thế nhưng lại chẳng có thực quyền, cũng phải nghe sự sắp xếp của Hoà Thân. Chính vì vậy, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước. Sở Văn lục đời sau viết: "Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan - 3
Gia Khánh đã ra lệnh cho Hòa Thân tự vẫn tại phủ. (Ảnh: Sohu)

Những hành động này của Hòa Thân đã khiến Gia Khánh vô cùng khó chịu và nảy sinh ý định giết ông ta. Mùng 3 tháng 1 năm Gia Khánh thứ 4, tức ngày 7/2/1799, Thái Thượng hoàng Càn Long băng hà, thọ 88 tuổi, Gia Khánh bắt đầu ra tay với Hòa Thân. Gia Khánh công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông ta tự vẫn tại phủ. Triều đình cũng tịch thu được tài sản của Hòa Thân, tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

"Chống lưng" thực sự của Hòa Thân

Trên thực tế, nhiều học giả Trung Quốc lại cho rằng, Hòa Thân không hẳn bởi Càn Long qua đời mà "ngã ngựa", thực chất, Gia Khánh có thể xử tội ông ta là bởi mất đi "chỗ dựa" này. "Chống lưng" của Hòa Thân chính là em trai ruột – Hòa Lâm.

Hòa Lâm là một tướng lãnh dưới thời vua Càn Long. Ông ta được Hòa Thân chăm lo từ nhỏ nên rất nghe lời anh trai.

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan - 4
"Chống lưng" của Hòa Thân chính là em trai ruột – Hòa Lâm. (Ảnh: Sohu)

Hòa Lâm từng bình định Tây Tạng, trấn áp khởi nghĩa Miêu – Hồi thành công, lập nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt, sau khi Phúc Khang An mất, Hòa Lâm nhận mệnh làm Đốc biện Quân vụ. Có thể nói, Hòa Lâm nắm trong tay binh quyền, còn Hòa Thân đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong triều. Hai anh em họ nếu kết hợp thì triều đình khó tránh một phen sóng gió. Do đó, Gia Khánh phải cân nhắc trước mọi hành động của mình. Bởi vị hoàng đế biết rằng, nếu xử tội Hòa Thân, Hòa Lâm có thể sẽ đưa quân tới chống đối thì cục diện có thể sẽ không còn như tính toán của mình.

'Chỗ dựa' thực sự của Hòa Thân là người này: Nếu ông không chết, Gia Khánh không dám động vào tham quan - 5
Hòa Lâm nắm trong tay binh quyền nên Gia Khánh phải cẩn trọng trong việc xử tội Hòa Thân. (Ảnh: Sohu)

Thế nhưng, vào năm Gia Khánh nguyên niên (1796), Hòa Lâm chết vì bệnh dịch ở quân doanh Quế Châu, đây là cú đánh mạnh vào Hòa Thân vì đã mất đi một chỗ dựa vững chắc. Cộng thêm với việc Càn Long băng hà, Gia Khánh có cơ hội liền ra tay trừ khử Hòa Thân.

Theo Nguyệt Phạm (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cho-dua-thuc-su-cua-hoa-than-la-nguoi-nay-neu-ong-khong-chet-gia-khanh-khong-dam-ong-vao-tham-quan-a407490.html