Thế giới

Điều ít biết về pháo phản lực ĐKB của Việt Nam

Theo yêu cầu của Việt Nam, Liên Xô đã cải tiến thành công pháo phóng loạt Grad thành những ống phóng đơn lẻ ĐKB, phù hợp chiến tranh du kích.

Theo yêu cầu của Việt Nam, Liên Xô đã cải tiến thành công pháo phóng loạt Grad thành những ống phóng đơn lẻ ĐKB, phù hợp chiến tranh du kích.

Tuy nhiên, BM-21 Grad lúc bấy giờ lại không phù hợp với chiến tranh du kích mà quân giải phóng miền Nam đang áp dụng, vì vậy, Việt Nam đã đưa ra đề xuất Liên Xô cải tiến BM-21 Grad phù hợp hơn với chiến trường ở Việt Nam. Đó là cơ sở ra đời pháo phản lực ĐKB huyền thoại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tiếp nhận đề xuất hợp lý từ Việt Nam, chính phủ Liên Xô khi đó đã lệnh cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo các xí nghiệp sản xuất tập trung cải tiến pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad phù hợp với cuộc chiến tranh du kích ở Việt Nam.
 

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các kĩ sư tài ba của Liên Xô đã phát triển xong hệ thống pháo phản lực mang vác hạng nhẹ được định danh là Grad-P. Khi đưa sang Việt Nam vào năm 1966, Grad-P được bộ đội Việt Nam gọi là DKZ-66, sau đó tiếp tục được đổi tên một lần nữa – pháo phản lực ĐKB.

Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.

Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp - mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút. (Ảnh minh họa)

Nhìn chung, pháo phản lực Grad-P hay là ĐKB ngay khi đưa vào chiến trường Việt Nam đã phát huy được hiệu quả tuyệt vời. Toàn bệ phóng nhỏ gọn, dễ mang vác, cơ động trong địa hình rừng núi trong khi vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh, phù hợp với chiến thuật đánh nhanh - rút gọn. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt trong trận đánh ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở sân bay Biên Hòa. (Ảnh minh họa)

Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km. Không chỉ dừng ở việc sử dụng pháo phản lực ĐKB do Liên Xô viện trợ, bộ đội ta còn có nhiều sự cải tiến khác sau này.

Trong đó có biến thể ĐKB bắn không cần ống phóng, không cần giá ba chân, chỉ cần đặt quả đạn lên những chân tạm bằng gỗ hướng về mục tiêu theo góc xác định là có thể khai hỏa. (tổng hợp)


Theo Đất Việt