Thế giới

Khám phá 3 điểm đặc biệt có thể bạn chưa biết về Mig-29

MiG-29 thế hệ hiện tại gồm các phiên bản MiG-29SMT, MiG-29M/MiG-29K. Các phiên bản MiG-29 này đã được nâng cấp rất nhiều về hệ thống điện tử hàng không so với MiG-29 đời đầu

MiG-29 thế hệ hiện tại gồm các phiên bản MiG-29SMT, MiG-29M/MiG-29K. Các phiên bản MiG-29 này đã được nâng cấp rất nhiều về hệ thống điện tử hàng không so với MiG-29 đời đầu đặc biệt là được trang bị radar ngắm bắn đa nhiệm Zhuk-ME có tầm phát hiện tối đa 120 km đối với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 5m2, có thể theo dõi 15 mục tiêu và diệt 4 mục tiêu cùng lúc.
Nhà máy sản xuất ra nó là "lò đẻ ra máy bay": Mikoyan MiG-29 (tiếng Nga: Микоян МиГ-29) (tên ký hiệu của NATO "Fulcrum" (Điểm tựa)) là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay) thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không.
 
 
Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
 
 
Tên gọi "Fulcrum" của NATO không được các phi công Xô viết sử dụng.
 
 
Tiêm kích trở nên hoàn hảo bởi nó được chế tạo bởi hãng sản xuất máy bay Mikoyan tại Nga là chiến đấu cơ đa năng, mang theo các tên lửa không đối không như AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12.
 
 
Từ năm 1983, MiG-29 đảm nhận nhiều nhiệm vụ chuyên biệt hơn do khả năng cơ động.
 
 
Hơn 30 quốc gia sử dụng: MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.
 
 
Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
 
 
Hiện MiG-29 vẫn phục vụ quân đội Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
 
 
Do được xuất khẩu rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh, nó xuất hiện trên nhiều chiến trường - như Balkan - những năm 90.
 
 
Chính phủ Syria vẫn sử dụng MiG-29, trong khi Nga dự định cung cấp loạt mới phiên bản mới của tiêm kích nhằm củng cố sức mạnh cho đồng minh của họ ở Trung Đông.
 
 
Thực hiện những pha quay ngoắt tức thời chưa có máy bay nào làm được: Vì nó được phát triển cùng với những thông số cơ bản được đưa ra bởi TsAGI cho nguyên bản chính PFI, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú
 
 
Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite. Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước (LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ.
 
 
Những gờ mỏng tự động đặt trên gờ trước cánh; chúng có 4 đoạn ở những kiểu đầu và 5 đoạn ở những phiên bản sau này.
 
 
Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh. MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có hệ thống điều khiển fly-by-wire.
 
 
Buồng lái hiện đại của Mig - 29.
 
 
Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn.
 

Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa bằng thao tác của phi công.

 
Theo B.T (Lao Động)