Thế giới

'Không một quốc gia nào trên thế giới đủ sức chống nổi mưa tên lửa Iran': Rốt cuộc Israel đã làm thế nào?

Gần như không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chịu được cuộc tấn công dữ dội như vậy từ Iran. Nhưng vấn đề ở chỗ Israel không chỉ có một mình.

Tưởng rằng tên lửa Iran đã qua mặt

Khi căng thẳng dâng cao sau vụ sát hại tướng lĩnh cấp cao của Iran ở Syria, quân đội Israel đã tăng cường các biện pháp gây nhiễu tín hiệu GPS trên khắp đất nước để chuẩn bị trước nguy cơ tấn công trả đũa.

Thế nhưng, có vẻ như nỗ lực nói trên của Israel dường như đã vô ích, khi không có tên lửa nào được chế tạo ở Iran trong 12 năm qua sử dụng hệ thống định vị quốc tế, bao gồm Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS). Thông tin này được chính hãng thông tấn Fars dẫn một nguồn tin trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tiết lộ.

Konstantin Sivkov, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, đồng thời là tiến sĩ khoa học quân sự, cho rằng tuyên bố của Iran hoàn toàn có căn cứ.

Ông đưa ra minh chứng thực tế là tên lửa Tomahawk đầu tiên do Mỹ sản xuất đã thực hiện các cuộc tấn công chính xác từ trước khi Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) đi vào hoạt động thực tế.

'Không một quốc gia nào trên thế giới đủ sức chống nổi mưa tên lửa Iran': Rốt cuộc Israel đã làm thế nào?

"Có một hệ thống định vị được người Mỹ gọi là Tercom (khớp địa hình). Tên lửa bay bằng cách sử dụng hệ thống dẫn đường tự thân. Khi đến gần một địa điểm nhất định, tên lửa sẽ bật máy đo độ cao vô tuyến (RALT). Nó bám sát địa hình nhờ máy đo độ cao vô tuyến, cho phép chụp ảnh địa hình ở một độ cao nhất định, sau đó hệ thống điều khiển trên Tomahawk sẽ đối chiếu địa hình đã chụp với địa hình có trong tên lửa và xác định vị trí với độ chính xác đến hàng mét", ), Sivkov nói với Sputnik.

"Tên lửa sẽ thực hiện hai hoặc ba lần như vậy để đảm bảo dẫn đường với độ chính xác rất cao vào khu vực mục tiêu. Trong khu vực mục tiêu, tên lửa nâng độ cao, với sự trợ giúp của radar hoặc hệ thống quang điện tử, sẽ chụp ảnh khu vực lần nữa để so sánh với hình ảnh được ghi lại, xác định đối tượng nhắm đến và tung đòn. Độ chính xác của đòn đánh trong trường hợp này có xác suất sai số là 5-10 mét".

Sivkov cho biết thêm, khi bắt đầu hoạt động vào những năm 1990, quân đội Mỹ đã sử dụng GPS để điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa trong trường hợp có những thay đổi khẩn cấp về nhiệm vụ, mục tiêu và vị trí.

Theo chuyên gia, GPS cho phép bộ điều khiển thực hiện các điều chỉnh đối với nhiệm vụ của tên lửa, trong khi hệ thống Tercom sử dụng dữ liệu được tải lên từ ban đầu.

"Tuy nhiên, hệ thống Tercom vẫn tồn tại và Iran sử dụng nó. Chúng tôi cũng sử dụng hệ thống như vậy. Điều này khá khả thi. Chính người Mỹ cũng có tên lửa dạng này. Ví dụ, Tomahawk có hai hệ thống dẫn đường bay là GPS và Tercom", Sivkov giải thích.

Theo chuyên gia, tên lửa do Iran sản xuất sử dụng Tercom có thể dễ dàng bắn trúng mục tiêu hơn so với sử dụng định vị thông thường.

"Độ chính xác của tên lửa Iran phóng để trả đũa có sai số là 10-15 mét, một kết quả tuyệt vời đối với tên lửa đạn đạo tầm trung. Đây là kết quả tương đương với Iskander của chúng tôi", Sivkov nói, đề cập đến chiến dịch Tehran vào ngày 8/1/2020.

'Không một quốc gia nào trên thế giới đủ sức chống nổi mưa tên lửa Iran': Rốt cuộc Israel đã làm thế nào? - 1

 Lớp bảo vệ và đồng minh giúp sức

Bất chấp các nỗ lực vượt qua các biện pháp khắc chế từ Israel. Iran dường như vẫn không thể xuyên thủng lớp bảo vệ cứng cáp được gia cố bởi sức mạnh nội tại của Israel và sự trợ giúp từ đồng minh. Trong cuộc tấn công dữ dội vào cuối tuần qua, Iran đã cố gắng áp đảo hệ thống phòng không của Israel bằng mưa tên lửa và máy bay không người lái kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ trong đêm - nhưng đòn đánh được cho là không gây nhiều tổn hại.

Theo các quan chức Israel và Mỹ, hầu hết trong số hơn 300 quả đạn của Iran, đã bị chặn trước khi đến Israel, cách nơi phóng hơn 1.770 km, và chỉ có "một số lượng nhỏ" là trúng mục tiêu, nhấn mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm được hai đối tác đồng minh triển khai.

Mặc dù quân đội Iran tuyên bố cuộc tấn công chớp nhoáng "đã đạt được mục đích", nhưng tác động vẫn rất hạn chế.

Hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái (UAV) cảm tử cỡ lớn vừa được Iran phóng vào lãnh thổ Israel.

Theo Politico, điều này xuất phát từ hai yếu tố - khả năng phục hồi và hiệu quả của hệ thống phòng không đa lớp tiên tiến của Israel, bao gồm hệ thống chống đạn đạo Arrow và hệ thống Vòm sắt, cùng sự hợp tác chặt chẽ đặc biệt giữa Israel và các đồng minh phương Tây – Mỹ, Anh và Pháp.

Theo đó, máy bay và hai tàu khu trục Mỹ đã án ngữ trong khu vực từ trước đó để đón lõng đòn tấn công, tham gia vào quá trình bắn hạ tên lửa đạn đạo của Iran. Anh và Pháp cũng giúp một tay trong việc hóa giải hỏa lực.

Về phần mình, Israel vận hành một loạt hệ thống tiên tiến nhất thế giới, đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công từ mọi loại tên lửa đạn đạo có quỹ đạo từ bên ngoài khí quyển cho đến tên lửa hành trình và tên lửa bay tầm thấp.

Hệ thống Arrow của Israel nằm ở vị trí hàng đầu trong lớp lang phòng thủ, kế đến là David's Sling, hệ thống chống tên lửa tầm trung, và sau cùng là Vòm Sắt, chống các đòn đánh tầm thấp.

Politico nhấn mạnh, nếu như không có sự tổng hòa giữa hệ thống phòng thủ đa lớp hiện đại cùng sự giúp sức của các đồng minh trong việc bắn phá bớt tên lửa, gần như không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đủ khả năng đối phó với cuộc tấn công dữ dội như vậy từ Iran.

Theo Mạnh Kiên (Đời Sống & Pháp Luật)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-mot-quoc-gia-nao-tren-the-gioi-u-suc-chong-noi-mua-ten-lua-iran-rot-cuoc-israel-a-lam-the-nao-a414021.html