Thế giới
21/06/2023 12:00Tàu lặn ngắm xác tàu Titanic còn 30 giờ dưỡng khí, thách thức lớn

Hãng Reuters và BBC đưa tin, hôm nay (21/6) là ngày thứ 4 tàu lặn mất tích. Lực lượng cứu hộ của Mỹ và Canada đã tìm kiếm tàu tại một vùng biển rộng lớn ở Bắc Đại Tây Dương.
Cuộc tìm kiếm tàu lặn mất tích tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của nhiều tàu và máy bay. Một tàu của Hải quân Hoàng gia Canada được trang bị buồng tái nén khí cao áp di động dành cho 6 người đang di chuyển tới khu vực tìm kiếm. Nếu tàu lặn được định vị, các buồng tái nén khí trên tàu này có thể được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa giảm áp.
Quân đội Canada đã thả phao sonar để lắng nghe bất kỳ âm thanh nào có thể phát ra từ tàu lặn mất tích. Ngoài ra, một tàu thương mại có tàu lặn sâu được điều khiển từ xa cũng tham gia cuộc tìm kiếm.
Các vị khách trên tàu
Tàu lặn Titan, chở 5 người, mất liên lạc với tàu mẹ vào Chủ nhật (18/6) sau 1h45 lặn xuống biển để ngắm xác tàu Titanic ở ngoài khơi bờ biển Canada.

Theo BBC, hành khách trên tàu gồm ông Hamish Harding, 58 tuổi, nhà thám hiểm người Anh, từng lên vũ trụ và nhiều lần đến Nam Cực; doanh nhân người Anh Shahzada Dawood, 48 tuổi - thành viên của một trong những gia đình giàu có nhất Pakistan và là người ủng hộ hai tổ chức từ thiện do Vua Anh Charles thành lập.
Hành khách tiếp theo là Suleman Dawood, 19 tuổi, sinh viên, con ông Dawood; Paul-Henry Nargeolet, 77 tuổi - cựu thợ lặn của Hải quân Pháp, từng dành nhiều thời gian ở xác tàu Titanic hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào và là thành viên của chuyến thám hiểm đầu tiên thăm xác tàu Titanic vào năm 1987.
Người cuối cùng là Stockton Rush, 61 tuổi, Giám đốc điều hành của OceanGate - công ty vận hành các chuyến tham quan xác tàu Titanic.
Thách thức trong cứu hộ
Các chuyên gia cho biết, lực lượng cứu hộ đang đối mặt với những thách thức lớn trong cả việc tìm kiếm tàu Titan lẫn cứu những người trên tàu.
Theo giáo sư kỹ thuật hàng hải Alistair Greig, nếu gặp trường hợp khẩn cấp giữa lúc lặn, người điều khiển có thể giảm bớt trọng lượng để tàu nổi trở lại mặt nước. Tuy nhiên, nếu không có liên lạc, việc định vị một chiếc tàu lặn như vậy ở Đại Tây Dương là một thách thức lớn. Ngoài ra, tàu được bịt kín từ bên ngoài, nên người bên trong cũng không thể thoát ra nếu không có sự trợ giúp sau khi đã nổi lên.
Nếu tàu Titan ở dưới đáy đại dương, việc cứu hộ sẽ khó hơn nhiều do điều kiện khắc nghiệt gần 4km dưới nước. Tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.810m dưới nước, nơi không có ánh mặt trời xuyên qua nên chỉ có những thiết bị chuyên dụng mới có thể đi xuống độ sâu như vậy mà không bị áp lực nước khổng lồ đè bẹp.
Theo Hoài Linh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
Bài đọc nhiều




