Thế giới
05/09/2017 13:50Vì sao trong số chiến lợi phẩm thu được của VNCH không có tiêm kích F-4?
Sau chiến tranh, Không quân nhân dân Việt Nam thu rất nhiều chiến lợi phẩm là máy bay tiêm kích được Mỹ trang bị cho Không lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên đội hình máy bay ta thu giữ lại thiếu một chủng loại cực kỳ nổi tiếng trên chiến trường Việt Nam đồng thời là đối thủ chính của "Én bạc" MiG-21, đó chính là "Con ma" F-4 Phantom II.
So với F-5E, F-4 có ưu thế ở khả năng mang tải cũng như tầm hoạt động. Đặc biệt hơn nữa là nó được trang bị radar rất mạnh, cho phép dẫn bắn hiệu quả các loại tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn như AIM-7 Sparrow.
![]() |
Tiêm kích F-4C của Không quân Mỹ đóng tại căn cứ Cam Ranh, loại tên lửa trong ảnh là AIM-7 Sparrow |
Chính vì đặc tính ưu việt trên mà Mỹ đã quyết định không cung cấp F-4 cho Việt Nam Cộng Hòa do đây là thời kỳ đảo chính diễn ra như cơm bữa, tiềm ẩn nguy cơ chính quyền Sài Gòn "bất tuân thượng lệnh" rồi dùng luôn F-4 để chống lại người Mỹ.
Theo phóng sự ngày 10/11/1972 của hãng tin NBC, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Hoa Kỳ cung cấp F-4 Phamtom II do lo ngại các trận địa tên lửa của miền Bắc đã áp sát Khe Sanh, trong khi Không lực Việt Nam Cộng hòa (VNAF) lại thiếu phương tiện đủ sức chế áp, yêu cầu này đã không được phía Mỹ đáp ứng.
Cơ hội lớn nhất đến với VNAF khi các đơn vị Không quân Mỹ trang bị F-4 phải rút về nước theo Hiệp định Paris, mở ra cơ hội bàn giao ngay số Phantom II đang đóng trên đất Việt Nam, tuy nhiên cuối cùng vẫn chẳng có chiếc F-4 nào được ở lại.
![]() |
Chiếc tiêm kích F-4C của Chuẩn tướng Robin Olds - Viên phi công nổi tiếng của Không lực Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh Việt Nam |
Nếu phía Hoa Kỳ đáp ứng nguyện vọng viện trợ tiêm kích F-4 Phantom II cho chính quyền Sài Gòn thì cũng chưa chắc chúng đã phát huy được tác dụng.
Lý do là bởi một chiến đấu cơ hạng nặng như F-4 yêu cầu thời gian thực hiện các bước chuẩn bị phức tạp và tốn thời gian hơn rất nhiều so với F-5E, trong khi nhiều chiếc Tiger II bị ta thu giữ mới chỉ có vài chục giờ hoạt động, phần lớn phi cơ không sẵn sàng chiến đấu là tình trạng chung của VNAF thời điểm đó.
Ngoài ra khả năng cao là sẽ có một số F-4 nằm trong danh sách chiến lợi phẩm của Quân đội nhân dân Việt Nam vì không kịp tháo chạy, khi đó Không quân Việt Nam sẽ được bổ sung vào biên chế một loại chiến đấu cơ cực kỳ lợi hại.
Theo Sao Đổ (Soha/Thời Đại)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




