Thế giới
16/07/2021 09:51WHO cảnh báo nhiều biến chủng Covid-19 'nguy hiểm hơn' gây nguy cơ trên toàn cầu
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước vẫn đang vất vả kiểm soát làn sóng dịch bệnh mới với sự xuất hiện của những biến chủng mới có nguy cơ cao, chẳng hạn như biến chủng Delta, lần đầu phát hiện tại Ấn Độ.
"Dịch bệnh vẫn chưa kết thúc," ủy ban khẩn cấp cảnh báo trong thông báo đưa ra hôm 15/07.
Didier Houssin, chủ tịch ủy ban khẩn cấp của WHO thừa nhận với các phóng viên rằng "những xu hướng gần đây rất đáng lo ngại".
Houssin cho biết khoảng một năm rưỡi sau khi WHO tuyên bố Covid-19 là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này, "chúng ta vẫn đang đuổi theo sau virus, và virus vẫn đang bám theo chúng ta".
Hiện tại, bốn biến chủng đáng lo ngại của Covid-19 đang xuất hiện trên toàn cầu: Alpha, Beta, Gamma và đặc biệt là biến chủng lây nhiễm rất nhanh Delta.
Tuy vậy, ủy ban khẩn cấp cảnh báo những điều tồi tệ có thể vẫn đang ở phía trước, chỉ ra rằng "khả năng cao có sự xuất hiện và lây lan toàn cầu của những biến thể mới, có thể còn nguy hiểm hơn, gây nhiều khó khăn hơn trong công tác kiểm soát".
WHO coi các biến thể là "gây lo ngại" khi chúng được coi là dễ lây nhiễm hơn, chết chóc hơn hoặc có thể né vaccine.
"Đại dịch vẫn là thách thức toàn cầu đối, với việc nhiều nước phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau về y tế, kinh tế và xã hội," ủy ban cho biết.
"Các nước có thể tiếp cận vaccine dễ dàng và sở hữu hệ thống y tế trang bị tốt đang chịu áp lực mở cửa xã hội toàn diện," ủy ban này nói.
Trong khi đó, "các nước gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine đang trải qua những đượt lây nhiễm mới", với "những khó khăn kinh tế" và "một số trường hợp gia tăng bất ổn xã hội", theo ủy ban.
Nhóm chuyên gia bổ sung thêm rằng "đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, vệ sinh tay, cải thiện hệ thống thông gió trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây nhiễm".
Ủy ban cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc từ nay tới tháng 09 mỗi nước phải tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số, đồng thời cần phải chia sẻ vaccine giữa các nước giàu và nước nghèo.
"Nhiều nước đã hoàn tất tiêm chủng cho nhóm dân số ưu tiên. Chúng tôi khuyến nghị chia sẻ với các nước gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine trước khi mở rộng chương trình tiêm chủng quốc gia cho các nhóm dân số nguy cơ thấp," nhóm chuyên gia của WHO lưu ý.
Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
Bài đọc nhiều



