Video
06/04/2022 13:47Chiêm ngưỡng Đại tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Hà Nội có trái tim ngọc nặng hơn 1 tấn

Chùa Khai Nguyên (hay còn được gọi là Cổ Liêu Tự) trụ tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo lịch sử bia ký, ngôi chùa này được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 16. Qua nhiều thế kỷ không có trụ trì chăm nom, ngôi chùa xuống cấp, phần lớn đất chùa được cắt cho nhân dân canh tác. Tới năm 1990, chùa Khai Nguyên xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích.

Năm 2003, được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử thập phương.

Năm 2015, đại đức Thích Đạo Thịnh bắt đầu cho dựng pho đại tượng phật A Di Đà, với thông điệp vì hòa bình thế giới.

Pho đại tượng phật A Di Đà vì hòa bình thế giới được bắt đầu khởi công từ năm 2015, cao khoảng 72m (được ghi nhận là cao nhất Đông Nam Á), phần đế rộng hơn 1.200m2, được xử lý bằng công nghệ ép cọc bê tông dự ứng lực nên rất vững chắc.

Đại diện phòng Truyền thông chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông chia sẻ: "Trải qua 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chùa phải tạm đóng cửa để phòng dịch. Vừa qua, khi được hoạt động trở lại thì nhà chùa bắt đầu mở cửa đón du khách trở lại, phật tử và xây dựng các hạng mục còn dở dang của Đại tượng Phật A Di Đà".

Hiện tại vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện phần đế tượng Phật và xây dựng tầng trệt là Lục đạo luân hồi theo thuyết Luân hồi tái sinh của Phật giáo.

Phía tầng âm của pho đại tượng, nhà chùa tạo mô hình mô phỏng về 18 tầng địa ngục và cõi trời, thiên cung, cõi a tu la,... tức là lục đạo luân hồi, dựa theo luật nhân quả, những bài giảng, kinh sách mà ra.

Bức đại tượng này đang được gấp rút hoàn thành từ sự phát tâm, tín tâm của phật tử, nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trên cả nước.

Theo ông Trần Hồng Đán (Phòng Truyền thông chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông) chia sẻ: "Mỗi hoa văn, họa tiết trên tường nằm bên trong Đại tượng Phật đều có ý nghĩa riêng trong Phật giáo".

Sau khi được trùng tu, xây dựng và mở lại sau dịch COVID-19, chùa Khai Nguyên được rất đông các phật tử, nhân dân trên cả nước tới chiêm bái.

Theo Nguyễn Trọng Tài (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục



.mp4.webp)




-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều




