Với thiết kế đặc biệt, siêu tàu cao tốc Thăng Long có thể vận hành trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và giảm được tối đa độ lắc dọc, giảm say sóng cho hành khách.
Sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, siêu tàu khách mang tên Thăng Long đã vận chuyển hàng chục ngàn lượt khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo. Trên trang web bán vé, trước vài ngày khởi hành, số lượng chỗ ngồi luôn trong tình trạng gần hết. Đặc biệt, các chuyến khởi hành cuối tuần hầu như đều hết sớm trước vài ngày, chỉ còn lác đác một số chỗ ngồi rải rác. Chuyến tàu đầu tiên đã vận chuyển hơn 1.000 hành khách từ Cảng Cầu Đá, TP Vũng Tàu cập cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo an toàn vào ngày 9/3 - Ảnh: Báo Vũng Tàu
Siêu tàu cao tốc Thăng Long với sức chứa bằng 3 chiếc Boeing 787 với 1.017 khách, chiều dài 77,46m, rộng 11,1m, 274 ghế ngồi. Nếu so sánh với máy bay Airbus A321 (dài 44,5m, có 184 chỗ ngồi) thì tàu Thăng Long có sức chứa lớn gấp 5 lần. Siêu tàu này được mạng tin tức BNN tại Hong Kong (Trung Quốc) khen ngợi là "tuyệt tác kỹ thuật" trong ngành hàng hải. Ngoài ra, theo một hãng tin Nga, Tổng giám đốc Tập đoàn Fireworks Trade Media đã nói rằng, ngành đóng tàu Việt Nam đang nổi lên như "một thế lực cạnh tranh không thể xem thường" - Ảnh: Tạp chí Công thương
Thiết kế đặc biệt của tàu Thăng Long, gợi nhớ hình dáng của một chiếc dao găm, không chỉ tạo nên vẻ ngoài hiện đại mà còn giúp tăng cường sự ổn định và giảm thiểu lắc dọc - một vấn đề mà nhiều tàu cao tốc khác thường gặp phải. Với việc sử dụng hợp kim nhôm nhập khẩu từ Italy cho thân tàu, siêu tàu còn có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió giật cấp độ 8 và sóng cao đến 6m mà vẫn đảm bảo an toàn và thoải mái cho hành khách.
Bên trong tàu được trang bị nội thất cao cấp, ghế ốp da thượng hạng, ghế VIP ngả130 độ. Được hạ thủy vào tháng 5/2022 và bắt đầu hoạt động từ ngày 9/3/2024, siêu tàu này đã trở thành một biểu tượng cho sự tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển và đóng tàu.
Phía trước các ghế VIP được trang bị một màn hình giải trí cảm ứng hiện đại để phục vụ hành khách.
Theo chủ đầu tư, tàu còn được trang bị hệ thống âm thanh nghe, nhìn đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO). Ngoài ra, tàu cũng được trang bị hệ thống báo cháy, camera quan sát.
Tàu Thăng Long do nhà máy Z189, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, đóng tại TP Hải Phòng
158 ghế ECO tầng trên được bọc da cao cấp màu xanh lá cây đậm, bố trí làm 4 dãy ghế, mỗi dãy là 3 ghế và 03 hàng đi ở giữa
Ở tầng dưới của siêu tàu có 410 ghế ECO với chỗ để chân rộng rãi
Không gian uống cà phê được bố trí cho hành khách ở trên tầng bốn của con tàu.
Buồng lái với ba chỗ ngồi, được lắp hệ thống điều khiển tiên tiến, chống va chạm trên biển cùng màn hình kết nối camera quan sát tất cả các khoang để giúp lái tàu có thể xử lý các tình huống phát sinh. Tàu được trang bị ba động cơ hàng hải của Rolls-Royce MTU, với tổng công suất 11.580 mã lực. Với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, rút ngắn thời gian từ Vũng Tàu đến Côn Đảo chỉ trong hơn 3 tiếng đồng hồ.
Phía bên ngoài siêu tàu cao tốc được trang bị 2 thuyền cứu sinh lớn cùng bè cứu sinh 2 bên tàu.
Bè cứu sinh được lắp đặt hai bên hông tàu. Siêu tàu cao tốc Thăng Long thuộc Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc, một niềm tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận tàu cao tốc này là "Tàu hai thân lớn nhất Việt Nam".
Theo Trang Anh (Nguoiduatin.vn)