Video

Mâm cỗ Táo quân của gia đình người Hà Nội

Giống như nhiều gia đình khác, gia đình chị Trang quây quần sửa soạn mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên và tiễn Táo quân chầu trời, chuẩn bị đón Tết.

Giống như nhiều gia đình khác, gia đình chị Trang quây quần sửa soạn mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên và tiễn Táo quân chầu trời, chuẩn bị đón Tết.
Gia đình chị Đặng Kiều Trang ở quận Long Biên (Hà Nội) làm cỗ cúng sớm chiều 22 tháng Chạp tiễn Táo quân chầu trời.
 
Là gia đình người Hà Nội gốc nên bà Dung (mẹ chị Trang) đã truyền cho con gái nhiều kinh nghiệm, trong đó có công việc nội trợ.
 
Từ sáng sớm, chị Trang đi chợ mua sắm các loại nguyên liệu và tự tay chuẩn bị mọi thứ.
 
Gia đình chị có một khoảnh đất nhỏ trồng cây. Việc có các loại gia vị sẵn ở khu vườn giúp người phụ nữ tuổi 40 chủ động hơn trong việc nấu nướng.
 
Chị Trang cho biết, mâm cỗ truyền thống thông thường phải có 6 bát, 8 đĩa. Tuy vậy, gia đình chị làm đơn giản hơn cho tiết kiệm. “Nấu thì không khó nhưng vấn đề là không có người ăn”, chị chia sẻ.
 
Bên cạnh mâm cỗ mặn, chị Trang còn nấu thêm mấy bát lục tàu xá (chè đỗ xanh) để dâng lên bàn thờ phật.
 
Bé Gia Hưng (10 tuổi) được ngày nghỉ học ở nhà sẵn sàng giúp mẹ.
 
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, chị Trang lên phòng mặc quần áo cho mẹ chồng của mình, bà đã 84 tuổi.
 
Mâm cơm cúng Táo quân giống như nhiều gia đình khác, bao gồm xôi gấc, giò, cá, thịt gà, miến, bánh chưng...
 
Ba con cá chép đỏ đã được chị Trang mua sẵn để đặt lên bàn thờ thắp hương cúng ông Táo.
 
Cả gia đình đứng trước ban thờ khấn và cầu chúc cho một năm cũ qua đi êm đềm và những điều may mắn sẽ tới.
 
Trước khi quây quần dùng cơm, nhiều nhà thường làm thủ tục hóa vàng.
 
Sau đó, hai bố con anh Cương (chồng chị Trang) cùng nhau đi thả cá chép ở hồ gần nhà thuộc khu đô thị Việt Hưng.
 

Anh Cương cho biết, dù công việc rất bận rộn nhưng đêm trước anh đã lái xe từ Lạng Sơn (cách Hà Nội gần 200 km) để về nhà sum họp.

 
Theo Việt Hùng (Zing.vn)