Xã hội
19/02/2021 13:05Bộ Y tế: Dịch bệnh tại Hà Nội và TP.HCM cơ bản được kiểm soát
Trong cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 19/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, 12/13 địa phương có dịch gồm Hà Nội, TP.HCM, Gia Lai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Dương, Điện Biên, Hoà Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Giang và Hải Phòng cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Hải Dương vẫn đang tiếp tục các biện pháp tăng cường.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, các địa phương không được phép lơ là, chủ quan, không được nghĩ rằng dịch không xảy ra trên địa bàn mình. "Dịch có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ địa điểm nào", GS.TS Nguyễn Thanh Long nói. Từ đó, các địa phương phải luôn xác định dịch có thể bùng phát, để chủ động phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, cần chuẩn bị tất cả phương án, kịch bản cho cách ly và giãn cách y tế, nâng công suất lấy mẫu xét nghiệm và triển khai các tổ giám sát cộng đồng. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương chuẩn bị tất cả cơ sở có thể sử dụng để thực hiện cách ly. Quan điểm của Bộ Y tế là phải cách ly triệt để F1 để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh.

Các địa phương kiểm tra trên toàn tỉnh xem có những cơ sở nào có thể sử dụng cho cách ly và lên kịch bản cách ly tại khu vực đó. "Trường hợp ít F1 như thế nào, nhiều thì sẽ ra sao, trong thời điểm cách ly đột ngột phải ứng xử thế nào? Các địa phương phải chuẩn bị tất cả cơ sở trước để thực hiện cách ly. Với ổ dịch Hải Dương, số lượng người F1 vượt xa Đà Nẵng. Ngay ban đầu, tỉnh cách ly 2.400 công nhân. Khi xảy ra ở bệnh viện, trường học, các địa phương phải có phương án", Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong cách ly làm sao phối hợp chặt chẽ với bên quân đội, để lực lượng quân đội điều hành toàn bộ cơ sở cách ly. Các khu cách ly dân sự vẫn xảy ra việc thực hiện chưa nghiêm nên việc lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong khu vực này.
Bộ trưởng đặc biệt yêu cầu quan tâm vấn đề xét nghiệm và điều phối xét nghiệm, lấy mẫu diện rộng, xét nghiệm nhanh, phong toả diện hẹp để tránh tác động lớn tới cuộc sống người dân. Tất cả các cán bộ y tế trên địa bàn phải được tập huấn lấy mẫu, chia nhỏ để đi lấy mẫu. "Xét nghiệm chậm là đuổi theo dịch, càng đuổi càng đuối. Chúng ta phải chặn dịch", Bộ trưởng Long nói.
Về điều trị, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh bình thường nếu xảy ra dịch thì chuyển bệnh nhân đi đâu. Vì thế, các tỉnh phải có nhiều phương án khi phát hiện ca bệnh. Bộ Y tế đã đề xuất Hải Dương thiết lập 3 bệnh viện dã chiến, kịp thời ứng phó và điều trị số lượng lớn bệnh nhân.
Ngoài ra, Bộ trưởng lưu ý sẽ áp dụng biện pháp mới trong khai báo y tế, dựa trên nền tảng hồ sơ sức khoẻ.
HP (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Va chạm giao thông liên hoàn, thầy hiệu phó và con gái tử vong (21/07)
-
Xử phạt người phụ nữ thông tin sai sự thật về số người tử vong trong vụ lật tàu (21/07)
-
Bão số 3 Wipha áp sát đất liền: 8 LƯU Ý cần nhớ để đảm bảo an toàn (21/07)
-
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng/tháng từ năm 2026 (21/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy thi thể bé trai gần đảo Ti Tốp (21/07)
-
Lật tàu ở vịnh Hạ Long: Rủi ro ngoài dự báo? (21/07)
-
Đến nhà người quen chơi rồi lén mở két sắt trộm 400 triệu đồng (21/07)
-
Mua 7 hợp đồng bảo hiểm, người đàn ông gieo rắc nỗi kinh hoàng khi phóng hoả máy bay để nhận gần 3 tỷ đồng tiền đền bù (21/07)
-
Ba thế hệ trong một gia đình cùng mắc ung thư, bác sĩ tiết lộ: Thói quen ăn "chết người" này chính là nguyên nhân (21/07)
-
Xe máy điện Honda cực đẹp, thiết kế như bước ra từ truyện Dragon Ball sắp về Việt Nam? (21/07)
Bài đọc nhiều




