Xã hội
10/09/2015 14:55Giao thông Việt Nam: Vì sao tốn vốn “khủng” mà vẫn lạc hậu?
"Dù phải huy động nguồn vốn rất lớn so với thế giới, nhưng hệ thống giao thông Việt Nam vẫn đang rất lạc hậu. Đó là hệ quả tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải và lãng phí. Một số nguồn vốn đang rất đắt đỏ".
"Dù phải huy động nguồn vốn rất lớn so với thế giới, nhưng hệ thống giao thông Việt Nam vẫn đang rất lạc hậu. Đó là hệ quả tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải và lãng phí. Một số nguồn vốn đang rất đắt đỏ".
|
Ảnh minh họa. |
Nguồn vốn “ khủng ”đổ vào giao thông
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, trong vòng 5 năm tới (2016 - 2020) tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam dự kiến sẽ là 1.009.398 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD).
Trong đó, nguồn vốn phân bổ dự kiến như sau: Vốn NSNN là 376.000 tỷ đồng; Vốn ODA là 285.000 tỷ đồng; Vốn huy động ngoài ngân sách: 348.000 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành giao thông có thể huy động được số vốn trên cũng như sử dụng chúng một cách hiệu quả là thách thức không hề nhỏ.
Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright dẫn số liệu thống kê cho thấy trong 20 năm qua, một nguồn vốn rất lớn đã được dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Ông Du cho biết: trong khi nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải trung bình của các quốc gia trên thế giới chỉ ở mức trên dưới 2% GDP thì ở Việt Nam, con số này rơi vào 6% (năm 2003).
Minh chứng cho nguồn vốn “khủng” đổ vào ngành giao thông, ông Du dẫn báo UNESCAP, tổng vốn đầu tư và duy tu hạ tầng giao thông của Việt Nam vào năm 2003 vào khoảng 6% GDP, trong khi Trung Quốc, Thái Lan và Nga chỉ vào khoảng 4%, Hàn Quốc 3% và các nước khác chưa đến 2% .
|
Vốn đầu tư cho hạ tầng so với GDP của một số quốc gia. Nguồn: UNESCAP (2006) |
Còn theo thống kê của IMF, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của 13 nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2010 chỉ có 360 tỷ USD, tương đương với 1,5% GDP. Con số của Việt Nam vào năm 2010 tương đương với 4,4% GDP.
Vốn đầu tư cho giao thông so với GDP của Việt Nam trong khoảng hai thập kỷ qua ở mức rất cao (bình quân 4,6%), gấp hơn hai lần so với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng đó là tỷ lệ này đã giảm đáng kể trong mấy năm gần đây do chính sách thắt chặt chi tiêu của Việt Nam. Tỷ lệ gần đây dao động ở mức 3% GDP.
Vì đâu vẫn lạc hậu?
Ông Huỳnh Thế Du cho biết: Dù phải huy động nguồn vốn rất lớn so với thế giới, nhưng hệ thống giao thông Việt Nam vẫn đang rất lạc hâu. Đó là hệ quả tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải và lãng phí. Một số nguồn vốn đang rất đắt đỏ.
Và thực tế, theo ông Du, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống đường cao tốc đóng vai trò xương sống cho hạ tầng giao thông quốc gia.
![]() |
Vốn đầu tư cho giao thông và kho bãi so với GDP của Việt Nam. Nguồn: Niên giám thống kê. |
Đó cũng là lý do khiến hoạt động kinh tế chỉ tập trung ở vùng Hà Nội và TP.HCM, trong khi các địa phương khác rất khó phát triển. Nhưng ngay đến hệ thống hạ tầng kết nối ở hai vùng trên cũng đang thể hiện nhiều bất cập.
Ông Du cho rằng, một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay ở Việt Nam dẫn đến sự kém hiệu quả, đó là cơ chế ngân sách tôm hùm – tức là địa phương nào cũng muốn có được những công trình quy mô lớn từ ngân sách mà không quan tâm đến yếu tố hiệu quả.
Như việc Sơn La – một địa phương có số thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng nhưng lại có kế hoạch xây cụm tượng đài và quảng trường lên đến 1.400 tỷ đồng, hay công trình nhà bảo tàng mấy nghìn tỷ ở Hà Nội đang bỏ không lại triển khai kế hoạch xây dựng bảo tàng hơn 11.000 tỷ đồng…
Trong khi đó, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại chỉ rõ những bất cập trong quy hoạch hạ tầng giao thông khiến hiệu quả tổng thể của phát triển hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế chưa như mong đợi.
Đó là hạ tầng giao thông đường thủy, đường sắt đóng vai trò then chốt, quan trọng trong phát triển kinh tế thì chưa được chú ý tới, trong khi đó lại tập trung đầu tư quá nhiều cho đường bộ. Điều này khiến chi phí vận tải gia tăng.
Ông Thiên cho rằng, trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, thu hút vốn cho hạ tầng giao thông cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia các doanh nghiệp thông qua hình thức Đối tác Công tư (PPP).
Còn theo khuyến nghị từ ông Du để có thể tạo dựng được một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, Việt Nam nên lưu ý việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn ngân sách.
Nhiều công trình hạ tầng giao thông then chốt của Việt Nam đều dựa vào hai nguồn vốn ODA và PPP, trong khi vốn ngân sách rất khó đủ để đầu tư các công trình lớn.
Tuy nhiên, ông Du cho rằng, kinh nghiệm các nước có hạ tầng giao thông thành công, thì vốn ngân sách phải là chủ đạo, còn ODA và PPP chỉ là bổ sung.
Ngoài ra, để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thành công, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào các khu vực có trọng lực, có tiềm năng phát triển trước, rồi mới phân bố tới vùng sâu, vùng xa, thay vì cách đầu tư dàn trải hiện nay.
>> Giao thông Hà Nội đang bị quá tải gấp 6-10 lần
>> Hà Nội ngập sâu, giao thông rối loạn sau mưa lớn
>> Hàng nghìn xe máy phóng vào làn ôtô trên cây cầu huyết mạch
Theo Mạnh Nguyễn (Bizlive.vn)
Tin cùng chuyên mục

Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội
(19/07)

Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín
(19/07)

Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi
(19/07)

Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3?
(19/07)

Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích
(19/07)

Ô tô chở 2 người lớn, 3 trẻ nhỏ lao xuống vực ở Tam Đảo
(19/07)

Cập nhật vụ lật tàu ở Quảng Ninh: Vớt được 34 thi thể, Phó Thủ tướng trực tiếp đến hiện trường
(19/07)

Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp!
(19/07)
Tin mới nhất
-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều

Cập nhật vụ lật tàu ở Quảng Ninh: Vớt được 34 thi thể, Phó Thủ tướng trực tiếp đến hiện trường

Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín

Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích

Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai"

Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng