Xã hội
25/02/2015 16:20Không mở rộng quyền vận động bầu cử đại biểu Quốc hội
Theo báo cáo giải trình trên cơ sở ý kiến đại biểu ở kỳ họp 8, thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Pháp luật phối hợp cùng Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật.
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 35 sáng 25/2. Ảnh: TTXVN. |
Thường vụ Quốc hội đánh giá, những hình thức hợp pháp nêu trên cơ bản đã áp dụng trong thực tế, cho thấy sự hợp lý và hiệu quả, nên việc bổ sung hình thức khác là không cần thiết, khó bảo đảm công bằng. Thường vụ, do đó, xin giữ nguyên quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị quy định cấm sử dụng lợi ích như tiền, tài sản để lôi kéo, mua chuộc cử tri; cấm hành vi hứa hẹn ủng hộ tiền nếu trúng cử, hay sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để vận động, sử dụng kinh phí sai trong quá trình bầu cử...
Phân tích điểm này, Thường vụ cho hay, dự thảo Luật đã quy định việc dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo, mua chuộc cử tri là phạm pháp. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những hành vi tác động tiêu cực đến kết quả bầu cử đều bị cấm, kể cả việc sử dụng kinh phí sai trong quá trình bầu cử. Từ đó, Thường vụ xin giữ quy định như đã thể hiện trong dự thảo Luật.
Về mong muốn linh hoạt thời gian kết thúc bỏ phiếu với tình huống như: khu vực đã đủ 100% cử tri đi bầu, Ủy ban Thường vụ nhận thấy, cho phép kết thúc sớm việc bỏ phiếu có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, công sức nhưng dễ dẫn đến thúc ép cử tri đi bầu sớm hoặc làm gia tăng tình trạng bầu hộ, bầu thay, ảnh hưởng quyền bầu cử của công dân. Mặt khác, việc kết thúc bỏ phiếu và tiến hành kiểm phiếu sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu khác.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Thường vụ đã chỉnh lý quy định tại khoản 1 Điều 71 dự thảo Luật theo hướng cho phép kết thúc sớm việc bỏ phiếu tại khu vực đã có 100% cử tri đi bầu, nhưng không được kết thúc trước 14h cùng ngày; hòm phiếu tại nơi kết thúc bầu cử sớm phải được niêm phong và chỉ kiểm phiếu khi hết thời gian bỏ phiếu theo Luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, khó có thể cấm được việc vợ bỏ phiếu thay chồng vì thực tế khó kiểm soát. Theo ông, nếu đã cấm thì phải có chế tài xử lý, còn thời gian bỏ phiếu, các đại biểu đã thống nhất cả nước kết thúc lúc 17h. Ông Hùng nhấn mạnh, cần chuẩn bị dự thảo thật kỹ, có thể xin ý kiến Thường vụ Quốc hội bằng văn bản một lần nữa, vì luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Tin cùng chuyên mục








-
Trung Quốc: Cựu lãnh đạo cấp cao Tây Tạng lĩnh án tử hình treo vì nhận hối lộ (16/07)
-
Hà Nội: Hiện trường kinh hoàng vụ ô tô tông liên hoàn 2 xe con và 5 xe máy khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương (16/07)
-
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa án vì cáo buộc khi quân (16/07)
-
Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ (16/07)
-
Sự thật khó ngờ về bức ảnh Hải Tú "mang thai con đầu lòng" (16/07)
-
Làm mẹ, theo dõi vụ việc Jack và Thiên An mà tôi nghĩ mãi: Khi người lớn đấu tranh, xin đừng để trẻ con thành "nạn nhân đi kèm" (16/07)
-
Tài xế bất ngờ khóa xe buýt bỏ đi khiến cả trăm khách suýt ngạt thở (16/07)
-
U23 Lào tuột chiến thắng trước trận gặp U23 Việt Nam (16/07)
-
Ô tô đâm hàng loạt xe ở Hà Nội, ít nhất 1 người tử vong (16/07)
-
Vụ án tại Cục An toàn thực phẩm: Có buông lỏng kiểm tra, giám sát? (16/07)
Bài đọc nhiều




