Xã hội
28/08/2015 14:49Phép màu nào đã cứu sống bé trai bị đâm thấu sọ?
Kể từ khi được chính thức áp dụng tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), tính tới thời điểm này đã có hàng chục em bé nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh đã được cứu sống như một phép màu nhờ được áp dụng “quy trình báo động đỏ”.
![]() |
Bé Dương Minh Phát đã hồi phục thần kỳ. |
Riêng với những Y bác sĩ trực tiếp tham gia cứu sống được các bệnh Nhi thì với họ thực sự là những ca bệnh để đời.
![]() |
Th.S- BS Đào Trung Hiếu: Khi bệnh viện “kích hoạt” quy trình báo động đỏ, tất cả các bác sĩ được chỉ định sẵn lập tức có mặt trong thời gian nhanh nhất. |
Sự hồi sinh kỳ diệu của bé trai Dương Minh Phát (11 ngày tuổi) bị đâm thấu sọ được các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhân Dân 115 cứu sống khiến không ít người cảm phục trước những nỗ lực của các y bác sĩ hai bệnh viện này.
![]() |
Bé Dương Minh Phát trong vòng tay Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh. |
|
Tập thể các y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 trao quà cho cha mẹ cháu bé. |
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ, ngoài sức sống mãnh liệt của chính cháu bé còn do bệnh viện đã xây dựng và thực hiện quy trình “báo động đỏ” từ 5 - 6 năm nay.
Nhờ có quy trình này mà bệnh viện đã cứu sống nhiều em bé vào cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh. Bác sĩ Đào Trung Hiếu không thể quên một ca bệnh xảy ra cách đây 2 năm, lúc đó bác sĩ Hiếu đang trên đường từ Bệnh viện về nhà thì điện thoại nhắn quy trình báo động đỏ được kích hoạt. Vội vàng quay lại Bệnh viện, bác sĩ Hiếu mới biết có 2 bé trai bị hàng xóm chém nhiều nhát, lòi cả nội tạng ra ngoài, khi vào viện, mạch và huyết áp của bé bằng 0.
Cái khó của ca này không phải vì bệnh nhi nguy kịch mà cùng lúc phải cấp cứu và chuẩn bị mổ cho cả 2 bé. Một ê kíp báo động đỏ khác lập tức được triệu tập, chỉ sau 5-10 phút, hai cháu bé đã được đưa thẳng vào phòng mổ và được cứu sống kịp thời.
Hay trường hợp bé Nguyễn Quốc Huy, thai nhi văng khỏi bụng mẹ xa tới 7 mét trong vụ tai nạn giao thông vào cuối năm 2014 cũng là một trong những trường hợp được cứu sống giữa lằn ranh sinh tử như thế.
Người có ý tưởng và đưa vào thực hiện quy trình báo động đỏ này là TS.BS Tăng Chí Thượng, nguyên Giám đốc bệnh viện, hiện là Phó Giám đốc Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh.
Trong đó, quy trình “báo động đỏ” cho phép huy động cùng lúc nhiều bộ phận liên quan, tập trung cứu chữa cho một bệnh nhi trong thời gian cực ngắn. Những trường hợp nguy cấp như: nhập viện trong tình trạng chảy máu ồ ạt, không đo được mạch và huyết áp…
Khi bệnh viện “kích hoạt” quy trình này, tất cả các bác sĩ được chỉ định sẵn (khoa gây mê, hồi sức, hồi sức ngoại, chẩn đoán hình ảnh, đến ngân hàng máu…) sẽ lập tức có mặt tại phòng mổ sau 5 phút, không cần biết bệnh nhân là ai, bị gì. Bệnh Nhi sẽ được đẩy thẳng vào phòng mổ sau khi có chẩn đoán tại chỗ của bác sĩ ngoại khoa. Thời gian bệnh nhi được đẩy vào phòng mổ kể từ lúc nhập viện tối đa không quá 15 phút.
Tin cùng chuyên mục








-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
-
Thêm 1 "Anna lừa đảo" gây chấn động: Giả làm hôn thê của người nổi tiếng, lừa 50 nạn nhân với số tiền hàng trăm tỷ đồng, chiêu bài cực tinh vi (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
Bài đọc nhiều




