Xã hội
04/01/2016 06:57"Vật thể rơi ở VN có thể là bình nhiên liệu tên lửa của Nga"
Theo ông Vũ Trọng Thư - Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace, Đại học FPT, vật thể có thể là bình nhiên liệu tên lửa đẩy của Nga, phóng tháng 12/2015.
![]() |
Theo ông Vũ Trọng Thư - vật thể lạ rơi xuống Việt Nam chính là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy từ Nga. Ảnh: NVCC. |
Ông Thư cho biết, tên lửa đẩy này gồm 3 tầng. Trong đó, tầng một đốt hết nhiên liệu trong 2,5 phút, tách ra rơi xuống mặt đất. Tầng 2 của tên lửa đẩy (cũng chính là phần có chứa bộ phận nghi là bình nhiên liệu rơi ở Việt Nam) đưa vệ tinh lên quỹ đạo tạm thời (gọi là parking orbit) sau đó tách ra.
Quỹ đạo này có hình elip với thông số bán trục nhỏ 167 km, bán trục lớn 554 km, chu kỳ chuyển động 1 giờ 31 phút cho mỗi vòng bay quanh Trái đất.
Lúc này, tầng 3 của tên lửa đẩy có nhiệm vụ đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh (ở độ cao 36.000 km) trong khi tầng 2 đã hết nhiên liệu và bay theo quán tính tại quỹ đạo tạm thời.
![]() |
Điểm dự đoán rơi của tầng 2, tên lửa đẩy Zenit-2SB. Ảnh: Aerospace. |
Do tác động của nhiều lực, tầng 2 tên lửa bị đổi hướng bay, nung nóng và bốc cháy khi bay ngang qua Thái Lan. Từ dưới đất nhìn lên, nó giống như một quả cầu lửa đang bay và một số người dân Thái Lan đã quay được clip này.
“Khi ngoại lực tác động lên đến cực đại thì xảy ra vụ nổ, có thể đã có 3 vụ”, ông Thư dự đoán. Theo đó, tầng thứ 2 của tên lửa bị phá hủy hoàn toàn trừ 2 bình nhiên liệu (hoặc có thể có vài bộ phận khác) vì có hình dạng và kết cấu bền vững nên "may mắn" thoát được vụ nổ để bay thêm một đoạn nữa rồi rơi xuống Tuyên Quang và Yên Bái của Việt Nam.
|
"Quả cầu không gian" được phát hiện ở gần Cape Town (Nam Phi) tháng 4/2000. |
Theo ông Thư, việc bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh rơi xuống khu vực có dân cư là điều ngoài mong muốn, nếu không may gây thiệt hại, trách nhiệm thuộc về nước phóng tên lửa: “Các nước phát triển trên thế giới như Nga, Mỹ… hàng năm phóng rất nhiều tên lửa". Ông Thư cho biết, đa số các tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ đẩy vệ tinh lên quỹ đạo khi rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất đều bốc cháy hết hoặc được điều khiển để rơi xuống biển, sa mạc hay rừng núi, tránh những nơi có người sống. Chỉ có một vài trường hợp, một số bộ phận của tên lửa/vệ tinh rơi xuống đất.
Tin cùng chuyên mục








-
VIDEO: Đám mây bão khổng lồ của bão Wipha bao phủ Chu Hải – Trung Quốc (21/07)
-
Máy bay quân sự rơi trúng trường học ở Bangladesh, hơn 100 người thương vong (21/07)
-
Hứng “mưa” tên lửa từ Nga, Ukraine tung UAV khuấy đảo Moscow (21/07)
-
Clip người tàn tật bất lực nhìn nam thanh niên giật xấp vé số trên tay (21/07)
-
VinFast "được lợi" thế nào từ chính sách chuyển đổi xanh của Hà Nội? (21/07)
-
Trùm giang hồ Vi "ngộ" chi 350 triệu đồng để "chạy án" cho phạm nhân giết bạn tù (21/07)
-
Ông chủ nhà hàng chi 54 triệu đồng/ngày thuê container chắn cửa, chống bão số 3 Wipha (21/07)
-
Cô gái bị kề dao khống chế, Thiếu tướng Công an trực tiếp giải cứu con tin (21/07)
-
Chuyên gia nói thẳng “Thái Lan khó có thể làm như Việt Nam" vì đang thiếu điều kiện quan trọng (21/07)
-
Cặp Á hậu - ca sĩ ngoại tình bị lộ clip 16 phút xấu hổ trên xe taxi, ai là người đứng sau vạch trần? (21/07)
Bài đọc nhiều




