Xã hội
20/10/2021 20:44Xôn xao hình ảnh cô gái trẻ mang theo bình khí, thản nhiên ngồi hút bóng cười một mình trên vỉa hè ngày 20/10
Mới đây, trên một hội nhóm ăn uống ở Hạ Long đã chia sẻ hình ảnh một cô gái trẻ xinh xắn ngồi một mình ngay trên vỉa hè thu hút sự chú ý của nhiều người. Thế nhưng, khiến nhiều người để tâm hơn cả chính là bên cạnh cô gái này còn có thêm một chiếc bình khí màu xanh và thản nhiên ngồi hút bóng như chốn không người. Dường như, cô chẳng hề để tâm đến việc bản thân đang ngồi hút bóng ở nơi công cộng giữa ban ngày.

Những hình ảnh trên được ghi lại đúng vào này Phụ nữ Việt Nam (20/10) nên nhiều người suy đoán phải chăng cô gái đang buồn chuyện tình cảm hay khúc mắc gì đó bởi vậy mới buồn chán và dẫn đến hành động nông nổi nói trên.
Ngay sau khi hình ảnh trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận về nhiều lời bàn tán. Nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán với hành động "xấu xí" của cô gái, đồng thời đề nghị báo lực lượng chức năng quản lí khu vực để xử lí hành vi hút bóng cười của cô gái này.
Theo lý giải của nhiều bạn trẻ, “mặt hàng” được cho là gây nguy hiểm này giúp tạo không khí vui tươi và còn được xem là “liều thuốc” quên đi mọi ưu phiền. Thế nhưng những hệ luỵ, phía sau của nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng.
“Bóng cười” còn gọi là “funky ball”, thực chất là quả bóng bay được bơm khí N2O, chất khí này khiến người hút có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười, có vị ngọt, không màu. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười. N2O được sử dụng để giải trí từ thế kỷ 18, được dùng cho y tế vào đầu thế kỷ 20 với tác dụng gây mê, an thần, giảm đau và được các nha sĩ, bác sĩ sản khoa, bác sĩ thể thao sử dụng trong một số trường hợp.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, khí cười N2O là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin. Đây là lý do nhiều người lúc đầu chỉ sử dụng bóng cười cho vui, cho rằng vô hại vì hết cười lại bình thường. Nhưng xu hướng sẽ tăng liều dần và gây nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp cười do hít bóng cười, việc cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu ôxy. Nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp.
"Việc sử dụng N2O kéo dài hoặc lạm dụng với mục đích giải trí không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong. Với những người đang lái xe có dùng bóng cười sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.
Theo Nam An (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



