Công nghệ
26/04/2015 09:11"Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất"
Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Việc tăng là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời báo chí.
Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Việc tăng là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời báo chí.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, phóng viên báo Người tiêu dùng đặt câu hỏi: Thời gian vừa qua, cáp quang ngoài biển tiếp tục đứt. Có nhiều ý kiến cho rằng, khi chúng ta lắp đặt và khắc phục như lần trước, chúng ta đánh giá chưa kỹ, nên vẫn tiếp tục xảy ra những sự cố đáng. Quan điểm của Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) về chuyện này ra sao?
Sau nhiều lần đứt cáp quang ảnh hưởng rất lớn đến đường truyền Internet từ quốc tế về Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra quốc tế, người tiêu dùng cần một lời xin lỗi, trong khi các doanh nghiệp chưa bao giờ xin lỗi người tiêu dùng. Theo quan điểm của Bộ trưởng TT&TT, trong thời gian tới có nên xin lỗi người tiêu dùng hay không?
![]() |
Vừa qua có một đơn vị khảo sát chất lượng và 92% người được khảo sát (500 người) đồng ý tăng giá cước 3G. Hiện nay có gần 100 triệu thuê bao di động cũng như 3G mà chỉ khảo sát 500 người liệu đã khách quan hay chưa? Sau khi có thông tin đó, trên các diễn đàn, ví dụ như diễn đàn Nhà báo trẻ cũng ngay lập tức khảo sát. Kết quả đến nay là gần 100% các nhà báo, kể cả những người có uy tín, trên diễn đàn phản đối kịch liệt tăng giá cước 3G. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son việc khảo sát như vậy có khách quan hay không?
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã trả lời: Internet đến Việt Nam từ ngày 29/11/1997, đã đem lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích và trở thành dịch vụ thiết yếu, hàng ngày chúng ta không thể thiếu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy đã đặt ra thách thức rất lớn đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này. Doanh nghiệp đầu tiên là VDC của VNPT đưa Internet vào Việt Nam. Internet ra thế giới và Internet vào Việt Nam rất thuật lợi. Các doanh nghiệp có công rất lớn trong việc này, đồng thời cũng có áp lực rất lớn khi đường truyền trục trặc.
Hiện nay chúng ta chưa có đủ điều kiện để xây dựng đường truyền độc lập, chúng ta đang liên doanh, liên kết AG với các nước. Chính vì vậy trong thời gian qua, chúng ta có những tác nhân ảnh hưởng, tác động đến đường truyền này. Ví dụ những nguyên nhân do con người, như các hoạt động trên biển của tàu, bè, thậm chí lưới cào của ngư dân vướng phải; và có một số nước đề phòng đến hành động phá hoại. Tất cả những tình huống này khiến chúng ta phải nâng cao cảnh giác bảo vệ cáp quang nói riêng, cũng như hạ tầng thông tin nói chung.
Bộ TT&TT đã yêu cầu các tập đoàn gia cố cáp quang ở vùng biển mình, cũng như vùng biển liên kết với nước ngoài, đồng thời phải xây dựng những tuyến cáp quang mới. Dung lượng sử dụng tuyến cáp quang biển càng ngày càng lớn, khi cáp quang bị đứt ảnh hưởng rất lớn đến truy cập Internet của người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta sẽ xây dựng tuyến cáp quang thứ hai trên đường bộ sang Trung Quốc. Hiện nay tập đoàn VNPT đang triển khai 2 tuyến cáp quang mới, sẵn sàng cung cấp thêm dung lượng.
Người dùng Internet sắp tới là trên 30 triệu thuê bao, nên chúng ta phải có thêm nhiều tuyến cáp mới, cũng như gia cố lại tuyến cáp cũ. Những sự cố đáng tiếc như thế này sẽ hạn chế không xảy ra nữa, không để gián đoạn truy cập của người dân.
Trong quá trình triển khai, việc đứt cáp quang là bất khả kháng. Tuy nhiên việc cung cấp dịch vụ đứt đoạn thì người cung cấp dịch vụ cũng phải có lời xin lỗi, phải có thông báo với người tiêu dùng. Nếu là điều kiện bất khả kháng thì khách hàng sẽ chia sẻ với người cung cấp dịch vụ. Chúng tôi sẽ tiếp thu và có sự khuyến cáo đến các nhà mạng. Không chỉ chuyện cáp quang biển, kể cả dịch vụ, ví dụ như nghẽn mạng, cũng phải có lời xin lỗi đến khách hàng. Đó là văn hóa cần thiết trong kinh doanh.
Về việc tăng cước 3G, trước đây, như chúng ta biết, đã có lần chúng ta tăng cước 3G theo đúng quy định của pháp luật, tức là chúng ta không bán dưới giá thành. Hiện nay tất cả các cước phí của chúng ta đều đang bán dưới giá thành. Chắc chắn Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất. Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Rõ ràng việc tăng giá là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn.
Nếu tăng giá do cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá không đúng quy định của pháp luật, thì rõ ràng là tăng giá bất hợp lý. Còn nếu tăng giá theo đúng quy định của pháp luật và tăng để góp phần đầu tư chất lượng tốt hơn là cần thiết. Chúng ta cũng nên ủng hộ, tuyên truyền cho người dân, giải thích cho họ thấy rằng, việc tăng giá là cần thiết, bảo đảm cho người cung cấp dịch vụ có lãi và dùng lãi đó quay trở lại đầu tư cho hạ tầng.
Hiện nay chúng ta có khoảng 140 triệu thuê bao, trong đó có 10 triệu thuê bao cố định, 130 thuê bao di động. Chính vì vậy, vừa rồi có khảo sát mẫu để đánh giá chung, số người được khảo sát là rất nhỏ so với tổng số, nên kết quả sẽ không được chính xác. Tuy nhiên, việc tăng giá 3G này theo đúng quy định của pháp luật, và yêu cầu của Thủ tướng là không bán dưới giá thành.
Hiện nay, thị phần của Viettel là khoảng 50%, của Vinaphone khoảng 21%, Mobiphone khoảng 18% và các nhà mạng khác nữa, tức là có sự cạnh tranh rất gay gắt. Chính vì cạnh tranh gay gắt nên các nhà mạng bán giá thấp. Chính phủ đã yêu cầu tăng giá, không bán dưới giá thành, xu hướng là chúng ta bán bằng giá thành để doanh nghiệp có tiền đầu tư.
Vì sao thời gian qua doanh nghiệp vẫn có lãi, vì chúng ta vẫn sử dụng trên nền 2G, bây giờ phải mở rộng đầu tư hơn nữa, phải tăng giá để lấy thu bù chi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa để làm sao có tăng giá nhưng tăng giá đúng quy định của pháp luật.
Theo Hiền Anh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục

6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý
(19/07)

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi
(19/07)

Nội dung AI "rác" hoành hành, bủa vây người dùng mạng
(19/07)

Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này
(18/07)

ChatGPT mới có thêm tính năng mới cực tiện, nhưng nhiều người lo ngại vấn đề bảo mật
(18/07)

Lộ diện hàng loạt màu lạ trên dòng iPhone 17
(18/07)

Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo?
(18/07)

iPhone 17 Pro Max sẽ được trang bị công nghệ màn hình cao cấp mới
(18/07)
Tin mới nhất
-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều

Sau loạt tiếng nổ vang trời, kho xưởng ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều"

Nam tài xế ở Hà Nội vi phạm nồng độ cồn vì người yêu hỏi: "Anh có yêu em không?"
Tử vi thứ 7 ngày 19/7/2025 của 12 con giáp: Dần phân tâm, Hợi linh hoạt

Đăng clip TikTok khoe điểm, thủ khoa xinh nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gây bão mạng với lượng view còn hơn cả KOL nổi tiếng