Đời sống
06/07/2025 11:18Có thừa tiền ra chợ thấy 5 kiểu tôm này cũng KHÔNG mua: Toàn là mầm bệnh!
Tôm là thực phẩm giàu protein, canxi, sắt, phốt pho, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn, bạn rất dễ mang về những con tôm đã biến chất, không chỉ mất ngon mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 5 kiểu tôm dù bạn rủng rỉnh tài chính đến đâu hay thấy bán “rẻ như cho” cũng chớ dại mà mua về nhà:
1. Tôm vỏ nhớt, thịt nhũn
Nếu cầm vào thấy tôm trơn dính như có lớp gel hoặc bóp nhẹ thấy thịt mềm nhũn, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tôm đã ôi. Lớp nhớt trên vỏ chính là nơi vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là các loại có thể gây ngộ độc như Salmonella hoặc Vibrio.
Tôm ôi thường có mùi hôi nhẹ, thịt bở, mất đi độ ngọt và giòn đặc trưng. Khi ăn phải, dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy - đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ hoặc người có sức đề kháng kém. Để mua được tôm ngon, nhớ là tôm tươi phải có vỏ sáng, khô, không dính nhớt; phần thịt săn chắc, đàn hồi.
2. Tôm thẳng đơ, cứng như que
Tôm tươi thường hơi cong vì các bó cơ vẫn còn đàn hồi. Nếu gặp tôm thân thẳng, cứng đơ như que thì đó có thể là tôm đã chết từ lâu hoặc bị đông lạnh nhiều lần.
Những con tôm này không chỉ giảm hương vị, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị phân hủy, sản sinh ra histamine - chất gây phản ứng dị ứng và ngộ độc. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio cũng dễ phát triển trong môi trường như vậy, gây đau bụng, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy cấp nếu ăn phải.
3. Tôm có mùi lạ như chua, hôi hoặc mùi hóa chất
Tôm tươi chỉ có mùi tanh nhẹ đặc trưng của hải sản. Nhưng nếu bạn ngửi thấy mùi chua, hắc hoặc kiểu hóa học, hãy tránh xa. Rất có thể tôm đã bị ươn hoặc bị tẩm hóa chất như chất tẩy trắng hay bảo quản để giữ vẻ ngoài bắt mắt.
Các hóa chất này nếu tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, gây rối loạn nội tiết và suy giảm miễn dịch. Trong khi đó, loại tôm này ăn cũng mất ngon, khó tiêu và không còn giá trị dinh dưỡng như mong đợi.
4. Tôm có đầu rụng, chân đứt, thịt khô
Bạn đừng vội chọn những khay tôm được đóng gọn gàng mà không để ý chi tiết. Hãy quan sát kỹ: nếu đầu tôm dễ bong khỏi thân, phần chân rụng rời hoặc đen sạm thì đây là dấu hiệu tôm đã chết từ lâu.
Tôm mất đầu thường bị mất nước, thịt teo, nhạt vị, dễ nhiễm khuẩn trong quá trình vận chuyển và bày bán. Khi ăn phải, cơ thể có nguy cơ hấp thụ vi khuẩn phân hủy gây ngộ độc, viêm đường ruột, thậm chí nhiễm trùng tiêu hóa.
5. Tôm có màu sắc bất thường
Một trong những tiêu chí dễ nhận biết tôm kém chất lượng là màu sắc lạ thường. Tôm tươi thường có màu trong suốt hoặc xanh xám nhạt, đầu và thân đồng màu. Nếu thấy đầu sậm đen, thân nhợt nhạt hoặc màu loang lổ, không đồng đều - hãy cẩn thận.
Đây có thể là tôm đã để lâu, bắt đầu phân hủy hoặc bị nuôi trong môi trường ô nhiễm, thậm chí dùng hóa chất làm tươi nhân tạo. Những loại tôm này không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng tiêu hóa, dễ đau bụng, buồn nôn hoặc mệt mỏi sau ăn.
Ngoài những lưu ý kể trên, bạn cũng nên chú ý tới giá cả của tôm. Của rẻ rất dễ là “của ôi” nên hãy tránh mua tôm quá rẻ hoặc được quảng cáo "tôm sạch đông lạnh lâu ngày" nhưng không có nguồn gốc rõ ràng. Nên ưu tiên mua tôm tươi, mới đánh bắt còn nếu mua tôm đông lạnh, hãy đọc kỹ bao bì, hạn sử dụng, và hỏi người bán về ngày cấp đông. Cẩn trọng từ khâu đi chợ chính là bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của cả nhà.
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt giữ và bàn giao 3 nghi phạm hành hung 2 học sinh tại tiệm internet ở TP HCM (06/07)
-
Nữ diễn viên Cự Duyên Thánh đột ngột qua đời ở tuổi 44 (06/07)
-
Phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn 3 từ 1 triệu chứng xuất hiện 10 lần/ ngày (06/07)
-
Hiện trường vụ xe bán tải đi xuống hồ nước khiến 2 vợ chồng tài xế tử vong (06/07)
-
Cơn bão số 2 mạnh lên, giật cấp 15 ở Đông Bắc Biển Đông (06/07)
-
'Dưới đáy hồ' rời rạp sớm, ông trùm phim kinh dị Việt lỗ hàng chục tỷ đồng (06/07)
-
Dự kiến ban hành quy chuẩn khí thải xe máy trong tháng 7 (06/07)
-
Công an xác minh clip cô gái bị quát mắng ‘không được bắt xe ở đây’ (06/07)
-
Thủ tướng: Đẩy mạnh tín dụng với người trẻ dưới 35 tuổi mua, thuê nhà ở xã hội (06/07)
-
Vợ đi công tác, tôi dọn phòng ngủ thì phát hiện một món đồ dưới gối, gọi điện hỏi cô ấy chỉ lắp bắp: 'Em xin lỗi' (06/07)
Bài đọc nhiều




