Đời sống

Đưa bạn gái đi ăn hàng, nam thanh niên chưa đợi bàn bên cạnh kịp đứng lên đã quay sang xin đồ thừa, còn không quên dặn dò: 'Ăn cho đỡ phí!'

Khi thấy người khác bỏ đồ ăn thừa trên bàn, chàng trai liền lấy để ăn dù đi cùng bạn gái và cả bạn của cô.

Người ta thường nói nhìn nết ăn, đoán nết người, cách ăn uống của một người cũng biểu hiện phần nào tính cách của người đó. Chính vì vậy các cặp đôi khi hẹn hò ăn uống thường sẽ hết sức chú ý cư xử sao cho lịch thiệp để tạo ấn tượng tốt cho đối phương.

Tất nhiên, có những thói quen khi đã ăn sâu vào tiềm thức thì không phải cứ "diễn" là có thể hoàn toàn từ bỏ được. Thông qua việc để ý những chi tiết, thói quen này, chúng ta có thể hiểu thêm về con người đối phương. Như tình huống mà cô gái dưới đây gặp phải khi đi ăn với bạn trai chẳng hạn:

"Bạn trai không biết ngại là gì?

Trần đời chưa thấy ai như ông này, yêu nhau mới được 1 tháng thôi mà… Đi ăn bún riêu, bàn mình gọi 3 quẩy, bàn bên còn 2 quẩy, thấy 2 anh chị đang xỉa răng, ông:

- 2 bạn có ăn quẩy nữa không cho mình nhé, để lại phí lắm.

2 anh chị bàn bên mỉm cười rồi để đĩa quẩy sang bàn mình, còn 2 cái ông gắp mình 1 cái ông 1 cái:

- Ăn đi em, ăn đi cho đỡ phí!

Đưa bạn gái đi ăn hàng, nam thanh niên chưa đợi bàn bên cạnh kịp đứng lên đã quay sang xin đồ thừa, còn không quên dặn dò: 'Ăn cho đỡ phí!'
Cô gái sốc khi bạn trai thường xuyên ăn đồ ăn thừa của bàn bên cạnh vì sợ phí.

Lần thứ 2 đi ăn với bạn mình nữa nhé chứ không chỉ 2 đứa, đi ăn ốc, nem, khoai. Bàn bên ăn xong rồi, tính tiền rồi, về rồi, người ta chưa dọn kịp, ông thấy 3 cái nem của họ thừa để lại với 1 cái chân gà. Chẳng nói chẳng rằng thò tay sang bàn bên lấy 3 cái nem với cái chân, hỏi:

- Ai ăn không? Ai ăn không? Không ăn, anh ăn nhớ!

Lần thứ 3 đi ăn cơm, ông ăn hết cơm, gọi cơm nhưng chưa kịp ra, ông thấy bàn bên còn tô cơm vẫn còn, cũng lại chẳng hỏi chẳng rằng, sang cầm tô cơm xong múc vào bát mình rồi để lại chỗ cũ, ăn ngon lành… Hôm đó thì cũng có 1 đôi bạn cấp 3 của em đi cùng…

Eo ôi, ngại dùm luôn ấy, ngại lắm ấy, lần nào trên đường về cũng nhắc:

- Có đói kém gì đâu mà anh cứ kiểu vậy nhỉ?

- Em ơi, không ăn là phải tội đấy, đã gọi ra là phải ăn hết, người ta không ăn hết thì mình ăn hộ 1 ít, coi như cũng giúp người ta giảm “tội” đi mà. Với lại thời buổi khó khăn, ăn còn để thừa nữa…

Và cứ thế, vẫn vô tư vậy thôi, vẫn tự nhiên vậy thôi: "Anh chị có ăn không thì em xin", "Không ăn hết tao ăn nhé"...

Trần đời chưa thấy ai như vầy luôn, mà anh ấy có phải nghèo đói gì đâu, nó là thói quen ấy… Còn khoe hồi nhỏ toàn đi ăn ké nhà hàng xóm xong đi xin thức ăn, xin cơm, mà nhà cũng không phải khó khăn gì, thói quen gì lạ vậy".

Đưa bạn gái đi ăn hàng, nam thanh niên chưa đợi bàn bên cạnh kịp đứng lên đã quay sang xin đồ thừa, còn không quên dặn dò: 'Ăn cho đỡ phí!' - 1
Ảnh minh họa

Câu chuyện có 1-0-2 này ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Quả thực kể cả là người tiết kiệm thì cũng hiếm ai có cách cư xử "độc đáo" như bạn trai của chủ bài viết. Nói dễ nghe thì là tiết kiệm, còn khó nghe thì là bần tiện. Xin đồ của người quen thì châm chước chứ của người lạ như thế thì thật khó hiểu.

- Tôi là 1 đứa rất ghét việc lãng phí thực phẩm. Tôi sẵn sàng ăn đồ ăn thừa của chồng, con, anh chị em bố mẹ ruột. Còn ăn đồ thừa của người lạ thì không! Mất vệ sinh bỏ ra, nhỡ người ta dính cái gì vào lây bệnh tật thì sao?

- Mình cũng thuộc chủ nghĩa không bỏ phí thức ăn nhưng bạn trai mà ăn kiểu này mình xin chê nha!

- Các cụ hay nói biểu hiện của đàn ông "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" đấy.

- Tiết kiệm là tốt nhưng đây gọi là vô duyên, bần tiện đấy. Người thân không sao, ăn thừa cả của người lạ cũng chịu.

- Mình không ngại thì người ta ngại, có lẽ anh này hồi xưa suốt ngày ăn ké nên như thế. Nói chung cũng là một cách tiết kiệm nhưng giờ có phải năm 45 nữa đâu. Bạn nên chấn chỉnh lại anh ấy đi, không thì né nhanh còn kịp không có lại chẳng ai chơi.

Dung (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ua-ban-gai-i-an-hang-nam-thanh-nien-chua-oi-ban-ben-canh-kip-ung-len-a-quay-sang-xin-o-thua-con-khong-quen-dan-do-an-cho-o-phi-a369156.html