Gia đình
21/12/2018 14:42Cặp đôi vợ 65, chồng 28 tuổi quyết định thụ tinh nhân tạo để có con
Trụ Tử là chàng trai 28 tuổi, đến từ vùng nông thôn Hà Nam, Trung Quốc. Với đồng lương mỗi tháng chỉ khoảng 2.000 nhân dân tệ (7 triệu đồng), anh không thể có cuộc sống dư dả, vì vậy hai lần cầu hôn bạn gái đều bị từ chối thẳng thừng.
Nghĩ quẩn, chàng trai trẻ định nhảy sông tự tử để chấm dứt đau khổ. Bỗng nhiên lúc đó, có một bác gái tiến đến khuyên can, động viên, giúp Trụ Tử nghĩ thông suốt, bỏ đi ý định dại dột. Đó là bà Lão Cần, năm nay đã 65 tuổi, chồng đã mất, các con đều đã trưởng thành.

Sau đó, hai người giữ liên lạc và thường xuyên nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Trụ Tử dần nảy sinh tình cảm, tỏ tình với bà Cần nhưng người phụ nữ 65 tuổi kiên quyết từ chối. Tuy vậy chàng trai trẻ không bỏ cuộc, tiếp tục theo đuổi chân thành. Cuối cùng, hai người cũng nên duyên trong sự ủng hộ của gia đình.

Sau một thời gian gặp gỡ, hai người quyết định đi đến hôn nhân. Gia đình Trụ Tử rất mong mỏi được bế cháu nối dõi, đứng trước áp lực sinh đẻ, bà Cần cho biết: "Nếu Trụ Tử muốn có con, tôi sẽ thử cách thụ tinh trong ống nghiệm".
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp quen thuộc để hỗ trợ các cặp đôi hiếm muộn. Tuy nhiên, trước giờ phương pháp này chỉ được tiến hành khi cả hai đều trong độ tuổi sinh đẻ. Câu hỏi được đặt ra là, bà Cần năm nay đã 65 tuổi, liệu việc thụ tinh có nên được tiến hành.
Tuy nhiên, sau khi nghe câu chuyện, các bác sĩ đã tư vấn vợ chồng bà Cần có thể sử dụng ống nghiệm để nuôi trứng, nghĩa là sử dụng trứng của bà Cần để kết hợp với tinh trùng của chồng là Trụ Tử. Vì tuổi tác không thích hợp cho việc mang thai và sinh đẻ nên khi trứng được thụ tinh thành công sẽ được cấy vào tử cung của người thứ ba nuôi dưỡng.
Bác sĩ cho biết: “Có rất ít phụ nữ có trứng sau khi mãn kinh, nhưng không phải là không thể. Có trường hợp 70 tuổi ở nước ngoài vẫn sử dụng trứng để tạo em bé thành công”.

Hiện tại, bà Cần và Trụ Tử đang trong quá trình khám xét nghiệm sức khỏe để đảm bảo cho việc thụ tinh nhân tạo.
Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (IVF) là gì?
Quy trình IVF khởi đầu bằng việc kích trứng ở người phụ nữ. Sau khi đạt yêu cầu, trứng được lấy ra từ buồng trứng của người mẹ hoặc người hiến tặng. Sau đó, tinh trùng được bơm vào các trứng và tạo thành phôi thai. Những phôi thai này được nuôi trong phòng thí nghiệm vài ngày, sau đó một hoặc hai phôi thai khỏe mạnh nhất sẽ được cấy vào buồng trứng của người mẹ hoặc người mang thai hộ.

Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?
Tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm đạt khoảng 40%. Con số này sẽ giảm, chỉ còn từ 2 – 10% đối với phụ nữ lớn tuổi.
Tác dụng phụ gây ra khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm
Về mặt tác dụng phụ, hầu như chỉ ảnh hưởng đến người phụ nữ sau khi được cấy phôi vào tử cung. Những triệu chứng được ghi nhận là đau bụng nhẹ, chướng bụng, rỉ dịch âm đạo có lấm tấm máu. Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo, đau vùng chậu, tiểu máu hoặc sốt cao, hãy đến bác sĩ để kiểm tra gấp.
Theo An An (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Thông tin mới vụ Chủ tịch Công ty cổ phần nước GMT lừa đảo chiếm đoạt tài sản (18/07)
-
Đột quỵ "rất sợ" bài tập này: Cực dễ thực hiện, chỉ 10 phút/ngày cũng đem lại hiệu quả bất ngờ (18/07)
-
Ngoại tình với nhân viên bị bắt tại trận, CEO công ty tỷ đô gửi tâm thư (18/07)
-
Mắng chửi, đòi thu tiền đỗ xe tại vỉa hè nhà tang lễ ở Hà Nội, người phụ nữ lập tức "lên phường" nộp phạt (18/07)
-
Cầu thủ U23 Việt Nam hứa mang Cúp vô địch Đông Nam Á về nước (18/07)
-
Dự báo điểm chuẩn chi tiết từng ngành vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (18/07)
-
Công bố trọng tội hiếp dâm khiến Ngô Diệc Phàm vào "nhà đá" 13 năm và bị trục xuất khỏi Trung Quốc (18/07)
-
Tổn thất của Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột (18/07)
-
MU tăng giá Mbeumo lên 70 triệu bảng, "bom tấn" sắp nổ (18/07)
-
Á khoa khối C00 ở Thanh Hóa có mẹ làm ruộng, bố là công nhân (18/07)
Bài đọc nhiều




