Gia đình
03/11/2016 09:22Điều gì xảy ra với cơ thể khi trời lạnh
Khi nhiệt độ môi trường giảm, máu tập trung cung cấp cho các cơ quan nội tạng, nhịp tim thay đổi, các cơ bắp căng cứng để giữ ấm cơ thể.
Theo Prevention, bạn có thể cảm thấy cơ bắp căng cứng hơn khi tiếp xúc với cái lạnh. Điều này khiến bạn khó vận động so với thời tiết ấm áp. Bạn nên làm ấm cơ thể bằng một vài động tác khởi động, tránh tình trạng đau nhức do cơ vận động đột ngột. Hãy tiến hành khởi động từ từ để đề phòng các tổn thương về cơ.
Tiến sĩ Stacy Sims, nhà sinh lý học, tác giả cuốn sách "Roar" cho biết: "Cơ thể luôn tập trung bảo vệ nội tạng. Điều đó có nghĩa là máu được tập trung vào các cơ quan trung tâm để lưu giữ nhiệt độ tối đa cho cơ thể. Đó là lý do bàn tay, bàn chân, thậm chí cả khuôn mặt, đều bị tê cóng trong thời tiết lạnh. Vì vậy, để giữ ấm toàn bộ cơ thể, bạn nên chú ý bảo vệ đầu, tay, chân với quần áo ấm, găng tay, giày".
Nếu bạn mất nhiều nhiệt hơn so với những gì bạn tạo ra, bạn sẽ bị lạnh. Khi đó, làn da phản ứng bằng cách sởn gai ốc. Đây là hiện tượng giúp cơ thể tạo ra lớp không khí, gia tăng khả năng giữ nhiệt giữa da và lông.
Bước tiếp theo của quá trình giữ nhiệt là run rẩy, giúp các nhóm cơ chuyển động mạnh để sản sinh ra nhiệt, nhưng cũng không có hiệu quả cao. Lúc này, bạn nên tự giữ ấm bằng cách mặc thêm quần áo thay vì để cơ thể tự chống lại cái lạnh.
![]() |
Run rẩy, sởn gai ốc là cách cơ thể phản ứng với thời tiết lạnh. Ảnh: Mirror. |
Thông thường, nhịp tim sẽ giảm để đáp ứng với cái lạnh, bơm ít máu đến da và tứ chi. Khi bạn bắt đầu vận động, nhịp tim tăng lên do bộ phận này phải làm việc chăm chỉ hơn để giữ ấm và đưa máu lưu thông vào các cơ.
Hít thở không khí lạnh, khô sẽ khiến đường hô hấp và phổi gặp vấn đề, có thể làm bạn cảm thấy khó thở, thậm chí gây hen suyễn ở những người nhạy cảm với thời tiết. Một lần nữa, vận động, làm nóng cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất hạn chế tình trạng này.
Khoang mũi có nhiệm vụ duy trì độ ẩm và làm ấm không khí bạn hít vào phổi. Khi bạn hít thở khó khăn trong thời tiết lạnh, mũi bắt đầu gặp vấn đề, tăng sản xuất chất lỏng, gây ra hiện tượng chảy nước mũi.
Khi cơ thể phải điều tiết nhiều máu và chất lỏng vào các cơ quan trung tâm để giữ ấm, não bộ nhận tín hiệu phải giảm khối lượng chất lỏng tổng thể có thể làm mất nhiều nhiệt, do đó yêu cầu bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Theo Phương Mai (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
CSGT Hà Nội hóa trang 'chỉ điểm' tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 'ma men' (18/07)
-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
Bài đọc nhiều




