Gia đình
20/04/2017 08:35Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết
Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.
![]() |
Cần lưu ý với những tác dụng phụ của rau ngải cứu. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Những người có dấu hiệu sau đây được khuyên không nên dùng ngải cứu:
![]() |
Không tốt cho người bị viêm gan |
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Theo M.H (Giadinh.net.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu ở vịnh Hạ Long: Rủi ro ngoài dự báo? (21/07)
-
Đến nhà người quen chơi rồi lén mở két sắt trộm 400 triệu đồng (21/07)
-
Mua 7 hợp đồng bảo hiểm, người đàn ông gieo rắc nỗi kinh hoàng khi phóng hoả máy bay để nhận gần 3 tỷ đồng tiền đền bù (21/07)
-
Ba thế hệ trong một gia đình cùng mắc ung thư, bác sĩ tiết lộ: Thói quen ăn "chết người" này chính là nguyên nhân (21/07)
-
Xe máy điện Honda cực đẹp, thiết kế như bước ra từ truyện Dragon Ball sắp về Việt Nam? (21/07)
-
Vì sao dự báo thời tiết bằng AI chưa thể thay thế phương pháp truyền thống? (21/07)
-
Tóc Tiên bị chê hát thua cả tân binh mới vào nghề, đến nhóm nam Kpop đình đám còn tỏ thái độ? (21/07)
-
MU sẵn sàng chi 80 triệu euro, giành ‘sát thủ’ của châu Âu trước mũi Arsenal (21/07)
-
Ngày cưới tôi, người yêu cũ gửi 1 video dài 2 phút và tôi lập tức gỡ khăn voan bước khỏi lễ đường (21/07)
-
Lâm Đồng: Mưa lớn, gió mạnh quật đổ nhiều cây xanh, đè bẹp xe ô tô, tốc mái nhà (21/07)
Bài đọc nhiều




