Gia đình
27/03/2017 13:58Việt Nam đối mặt 2 dịch cúm gia cầm gây chết người
Trong khi đó, dịch cúm A (H7N9) rất nguy hiểm cũng đang có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 10/2016 tới nay, dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 511 trường hợp mắc, 153 trường hợp tử vong.
![]() |
Cần có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh nguy hiểm này. |
Đặc biệt, trong số 14 tỉnh tại Trung Quốc có ghi nhận cúm gia cầm, có hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam. Đây là hai tỉnh có chung đường biên giới với Ðiện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa lưu thông hàng ngày giữa hai nước rất lớn, đồng nghĩa với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta bất cứ khi nào.
Bộ Y tế xác định trong bối cảnh giao lưu, thương mại thường xuyên giữa hai nước, mầm dịch cúm gia cầm được xác định rất dễ xâm nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết đông xuân hiện nay rất thuận lợi cho virus cúm bùng phát, dễ phát tán trên diện rộng. Vấn nạn buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu từ Trung Quốc cũng là một trong những con đường đưa mầm bệnh về Việt Nam.
Nước ta hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) trên gia cầm, cũng như trên người, nhưng ông Phu nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới ở nước ta là rất cao. Do đó, việc kiểm soát, không để dịch bệnh xâm nhập qua biên giới là rất quan trọng.
![]() |
Vấn nạn buôn gà lậu qua biên giới có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh. |
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Theo H.M.Giang (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




